Theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã thì tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc đã đi đầu thế giới, vượt qua cả Frankfurt hay những thành phố phát triển khác để thử nghiệm thành công việc sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong sinh hoạt trong suốt 1 tuần. [caption id="attachment_170845" align="aligncenter" width="660"]
Một công nhân đang làm sạch các tấm pin mặt trời tại nhà máy sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, được xây dựng từ ngày 3-11-2008 tại Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc[/caption]
Trong suốt 7 ngày thử nghiệm, từ ngày 17 đến ngày 23/6 vừa qua, khu vực này đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo, gồm năng lượng mặt trời, gió và sức nước.
Cuộc thử nghiệm do công ty điện lưới quốc gia Trung Quốc tiến hành là nhằm mục đích xem xét tính khả thi của việc sử dụng năng lượng tái tại trong nhiều ngày. Trong thời gian nêu trên, tỉnh Thanh Hải đã phát 1,1 tỷ kilowat giờ năng lượng cho hơn 5,6 triệu cư dân. Nếu như trước kia, để sản xuất ra lượng điện tương đương, người ta phải đốt cháy 535 ngàn tấn than.
Tân Hoa Xã cho hay, thuỷ điện đóng góp khoảng 72% sản lượng điện trong thời gian 7 ngày thử nghiệm. Từ tháng 5-2017, mạng lưới điện của Thanh Hải đã đạt công suất 23,4 triệu kilowatt, 82% trong số đó được sản xuất từ năng lượng mặt trời, gió và thuỷ điện. Vào năm 2020, tỉnh này lên kế hoạch tăng cường sản xuất năng lượng sạch lên đến 35 triệu kilowatt, có thể cung cấp 110 tỷ KWh điện năng hàng năm.
Trên phạm vi cả nước, Trung Quốc hy vọng sẽ sản xuất 20% điện từ các nguồn năng lượng sạch vào năm 2030. Theo tờ Guardian, mặc dù tốc độ phát triển gần đây của năng lượng sạch rất nhanh nhưng năng lượng gió mới chỉ chiếm đến 4% và năng lượng mặt trời chiếm khoảng 1% trong sản lượng điện của Trung Quốc vào năm 2016.
Tuy nhiên, Thanh Hải không phải là địa phương đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Tokelau, chuỗi ba đảo nhỏ giữa Hải Nam và New Zealand, đã thay thế hệ thống năng lượng chạy bằng động cơ diesel bằng một hệ thống vận hành bằng năng lượng mặt trời vào năm 2012. Và Costa Rica đã dùng 100% năng lượng sạch trong 285 ngày vào năm 2005 và 98% năng lượng tái tạo trong 250 ngày vào năm 2016. Bang lớn nhất của Australia hiện tại cũng đang tiêu thụ điện được sản xuất từ năng lượng mặt trời, gió và thuỷ điện.
Tín hiệu này cho thấy việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng xanh là hoàn toàn khả thi.
Hoàng Việt (TH)