Trung Quốc tung quỹ giải cứu trị giá 32 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước

Thứ ba, 03/08/2021 14:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc và các nhà chức trách trong khu vực địa phương đã tạo ra các quỹ để giúp các công ty nhà nước đề phòng các vụ vỡ nợ. Được biết, nhà nước Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng 210 tỷ nhân dân tệ (32,5 tỷ USD) để giảm bớt các ràng buộc về tài chính cho doanh nghiệp.

Một bến than tại cảng Hà Bắc: Các công ty khai thác than phải đối mặt với những biến động của thị trường. Ảnh: Tân Hoa Xã / Kyodo.

Một bến than tại cảng Hà Bắc: Các công ty khai thác than phải đối mặt với những biến động của thị trường. Ảnh: Tân Hoa Xã / Kyodo.

Chính quyền Thiên Tân đã thành lập quỹ 20 tỷ nhân dân tệ vào tháng 6 và cho biết quỹ này nhằm nâng cao niềm tin của thị trường vào các doanh nghiệp nhà nước của thành phố. Khu tự trị Choang Quảng Tây đã mời các chuyên gia đến một cuộc họp vào tháng 4 để thảo luận về việc thành lập một quỹ tương tự.

Chi tiết về khoản hỗ trợ đó không được tiết lộ trong cả hai trường hợp trên nhưng các khu vực của Trung Quốc dường như đều đang tìm cách củng cố chỗ đứng tài chính của các doanh nghiệp nhà nước thông qua các bước như giúp chuyển các khoản vay ngắn hạn lãi suất cao thành nguồn tài chính dài hạn lãi suất thấp . Các tổ chức tín dụng địa phương cũng tham gia vào hoạt động này nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính của các chính quyền khu vực đang gặp khó khăn.

Tỉnh Hà Nam và Hà Bắc đều đã khởi động quỹ 30 tỷ nhân dân tệ trong năm qua, trong đó tỉnh Vân Nam có kế hoạch cấp quỹ trên quy mô lớn hơn một chút. Việc tạo ra các quỹ này dựa trên một ví dụ điển hình do chính phủ trung ương đưa ra.

Vào tháng 7 năm 2020, Trung Quốc đã thành lập một quỹ với 100 tỷ nhân dân tệ để xử lý các vụ vỡ nợ trái phiếu tiềm ẩn, được hỗ trợ bởi 31 công ty do Trung ương kiểm soát và China Reform Holdings thuộc sở hữu nhà nước..

Điều tương tự cũng đúng đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu của các chính phủ khu vực trên khắp Trung Quốc, với số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tỷ lệ nợ của họ chỉ tăng vừa phải vào năm 2020 bất chấp hậu quả của đại dịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có xu hướng tiếp cận với các lĩnh vực bên ngoài nhiều hơn, chẳng hạn như các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và bất động sản.

Theo truyền thông địa phương đưa tin, công ty khai thác than Jizhong Energy do chính quyền tỉnh Hà Bắc hậu thuẫn đã không chi trả được một khoản thanh toán trái phiếu vào tháng 3. Công ty đã đổ lỗi cho sự cố hệ thống dẫn đến điều này, nhưng các nhà đầu tư vào những công ty như vậy vẫn đang đưa ra nhiều cảnh giác trong thời điểm này.

Vào tháng 3, nội các của Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn giải quyết rủi ro nợ của các công ty thuộc sở hữu của các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. Hội đồng đã kêu gọi các chính phủ khu vực giảm thiểu rủi ro, với lý do quỹ vỡ nợ do Trung Quốc và các công ty kiểm soát tập trung thành lập như một mô hình.

Với việc giới thiệu các quỹ hỗ trợ này, Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global cho biết trong một báo cáo ngày 28 tháng 6 rằng những nỗ lực như vậy sẽ giúp xoa dịu tâm lý nhà đầu tư. Nhưng nếu các quỹ tập trung nhiều hơn vào việc duy trì việc làm tại địa phương và các gói cứu trợ, điều này có khả năng sẽ gián tiếp ủng hộ cho các công ty “thây ma” - những doanh nghiệp mắc nợ không có nhiều hy vọng lấy lại khả năng tự cung tự cấp - và tiếp tục trì hoãn cải cách quản lý tại các công ty nhà nước của họ.

Ngoài việc đưa ra các quy định minh bạch để được hỗ trợ, S&P cho rằng năng lực cạnh tranh của bản thân các công ty sẽ cần phải cải thiện triệt để để giải quyết vấn đề nợ trong dài hạn.

Huy Hoàng

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản