Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí sớm giải quyết xung đột biên giới

Thứ bảy, 31/08/2024 07:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vòng đàm phán ngoại giao lần thứ 31 về tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc vừa khép lại tại Bắc Kinh với cam kết chung tăng cường đối thoại và giảm căng thẳng ở vùng biên.

Tín hiệu tích cực

Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hợp tác tìm ra giải pháp sớm cho tranh chấp biên giới kéo dài hàng thập kỷ ở dãy Himalaya. Kết thúc vòng đàm phán ngoại giao lần thứ 31 về vấn đề này vào thứ Năm, cả hai nước đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục giảm căng thẳng ở biên giới.

trung quoc va an do nhat tri som giai quyet xung dot bien gioi hinh 1

Quang cảnh vòng đàm phán ngoại giao thứ 31 về tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: SCMP

“Hai bên nhất trí tăng cường đối thoại và tham vấn, giải quyết những lo ngại chính đáng của nhau và sớm đạt được giải pháp mà cả hai bên đều chấp nhận được”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau cuộc họp tại Bắc Kinh khẳng định.

Cả hai bên sẽ "tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận liên quan đến biên giới" và "sớm cải thiện tình hình biên giới", tuyên bố cho biết thêm.

Tương tự, một tuyên bố của Bộ ngoại giao Ấn Độ sau cuộc họp cũng nói rằng hai bên đã nhất trí tăng cường giao tiếp thông qua cả “kênh ngoại giao và quân sự”, đồng thời cho biết “tôn trọng LAC (Đường kiểm soát thực tế) là cơ sở thiết yếu để khôi phục trạng thái bình thường trong quan hệ song phương”.

Đường kiểm soát thực tế là đường biên giới có hiệu lực dài 3.200 km giữa Trung Quốc và Ấn Độ nhưng chưa được xác định chính xác do thiếu sự thống nhất.

Vòng đàm phán biên giới lần thứ 31 diễn ra chỉ một tháng sau vòng trước, được tổ chức tại New Delhi, nơi cả hai bên đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán khi tình trạng bế tắc dọc các khu vực tranh chấp đã bước sang năm thứ tư.

Thành phần tham gia vòng đàm phán thứ 21 hầu như vẫn giống lần trước. Cuộc họp được đồng chủ trì bởi ông Hong Liang - Tổng giám đốc Cục Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và Gourangalal Das - Thư ký phụ trách Đông Á của bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Các nhà ngoại giao, nhân viên bộ quốc phòng và di trú của cả hai bên cũng tham dự cuộc họp. Bên lề vòng đàm phán, ông Das cũng đã có cuộc gặp riêng với ông Liu Jinsong - Tổng giám đốc Vụ các vấn đề châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Năm rằng hai bên đã trao đổi quan điểm về quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực mà cả hai quốc gia cùng quan tâm.

Điểm nóng trong quan hệ Trung - Ấn

Tranh chấp biên giới từ lâu đã là điểm nóng trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ, gây ra một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1962. Kể từ đó, hai nước đã bị chia cắt bởi LAC, khi không đạt được thỏa thuận chính thức về vị trí chính xác của biên giới hoặc hơn 120.000 km2 lãnh thổ tranh chấp.

Cả hai nước đều duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở khu vực biên giới.

Vòng đàm phán ngoại giao đầu tiên nhằm giải quyết căng thẳng biên giới giữa hai nước được tổ chức vào năm 2012. Được đặt tên chính thức là Cơ chế làm việc tham vấn và phối hợp về các vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc (WMCC), các cuộc đàm phán này được đề xuất bởi Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Ôn Gia Bảo trong chuyến thăm Ấn Độ vào năm 2010, thời điểm hai nước ngày càng gần gũi về mặt kinh tế.

trung quoc va an do nhat tri som giai quyet xung dot bien gioi hinh 2

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (bên phải) bắt tay người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, căng thẳng biên giới đã nóng lên kể từ năm 2020, sau khi các cuộc đụng độ ở thung lũng sông Galwan khiến hàng chục binh lính Ấn Độ và ít nhất bốn binh lính Trung Quốc thiệt mạng. Các cuộc đụng độ biên giới khác đã được ghi nhận ít nhất hai lần kể từ năm 2022.

Nhiều cuộc đàm phán cấp cao về quốc phòng và ngoại giao đã diễn ra sau đó. Những cuộc đàm phán này đã giúp làm giảm căng thẳng nhưng không thay đổi căn bản thế bế tắc quân sự dọc theo phía tây dãy Himalaya.

Tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar bên lề một cuộc họp khu vực ở Kazakhstan, cũng như hai tuần sau đó tại Lào. Các động thái này nhìn chung được coi là một phần trong nỗ lực của cả hai bên nhằm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ.

Quang Anh (theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Nam Mỹ vượt qua kỷ lục về cháy rừng

Nam Mỹ vượt qua kỷ lục về cháy rừng

(CLO) Hàng loạt vụ hỏa hoạn ở rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đến những khu rừng khô ở Bolivia, đã khiến Nam Mỹ phá vỡ kỷ lục trước đó về số vụ cháy xảy ra trong một năm, tính đến ngày 11/9.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc: Nền kinh tế Gaza suy giảm xuống còn chưa đến 1/6

Liên hợp quốc: Nền kinh tế Gaza suy giảm xuống còn chưa đến 1/6

(CLO) Kinh tế Gaza đã suy giảm xuống còn chưa bằng một phần sáu so với thời điểm khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas bắt đầu gần một năm trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở Bờ Tây bị chiếm đóng đã gần như tăng gấp ba lần.

Thế giới 24h
Trung Âu chuẩn bị cho trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

Trung Âu chuẩn bị cho trận lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ

(CLO) Ngày 12/9 tại Trung Âu, các rào chắn lũ, bao cát đã được dựng lên, trong khi đập đã được tháo nước để chuẩn bị ứng phó với trận lũ được dự báo là tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.

Thế giới 24h
WHO sắp tiến hành đợt sơ tán y tế lớn nhất từ Gaza kể từ đầu cuộc chiến

WHO sắp tiến hành đợt sơ tán y tế lớn nhất từ Gaza kể từ đầu cuộc chiến

(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo hôm thứ Năm (12/9) về cuộc sơ tán y tế lớn nhất từ Gaza kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 7/10 năm ngoái.

Thế giới 24h
Nga chiếm lại một phần lãnh thổ ở Kursk, chiến sự Biển Đen trở lại

Nga chiếm lại một phần lãnh thổ ở Kursk, chiến sự Biển Đen trở lại

(CLO) Nga tuyên bố đã chiếm lại một vùng lãnh thổ ở phía tây khu vực Kursk. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng thừa nhận quân đội Nga đang tiến hành phản công ở lãnh thổ này.

Thế giới 24h