Trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19, dân Zimbabwe buộc phải kinh doanh để sống sót

Thứ tư, 04/08/2021 06:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhu cầu sống sót qua ngày khiến nhiều người dân Zimbabwe buộc phải mở cửa kinh doanh, dù thiếu thốn các biện pháp bảo vệ bản thân và biết chắc nguy cơ nhiễm Covid-19 đang cận kề.

Pauline Chinyandura phục vụ một đĩa thức ăn trưa.

Pauline Chinyandura phục vụ một đĩa thức ăn trưa.

Pauline Chinyandura đeo lại khẩu trang và vội vàng phục vụ bữa trưa cho một nhóm khách tại căng tin tạm của cô ở Domboshava, một vùng nông thôn cách thủ đô Harare của Zimbabwe khoảng 25km.

Cuộc bàn tán tại đây đều nói về cái chết của một quan chức y tế nổi tiếng bởi Covid-19 ở một ngôi làng gần đó.

Sự hoảng loạn dần lan ra khu vực nông thôn Zimbabwe khi tin tức về cái chết lan truyền ở một nơi mà trước đây mọi người cho là an toàn trước một loại virus chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị nhộn nhịp của đất nước.

Sinh kế bị đe dọa

Cuộc sống ở các vùng nông thôn của Zimbabwe vẫn tiếp tục với nhịp độ bình thường sau đại dịch. Việc di chuyển, đi lại không hề bị hạn chế và những người đeo khẩu trang thường bị cười nhạo.

Các đám tang vẫn có đám đông lớn người đến dự và các cuộc tụ tập ở nhà thờ vẫn diễn ra trong nhiều ngày mà không có giãn cách xã hội hoặc đeo khẩu trang.

Ngược lại, ở các thành phố, Chính phủ đã đưa ra một biện pháp cứng rắn hơn trong một cuộc chiến nhằm hạn chế sự gia tăng các ca nhiễm mới. Hàng ngày, có những chuỗi dài người dân Zimbabwe xếp hàng tại các trung tâm tiêm chủng ở các khu vực thành thị.

Ba trong số bốn khu vực của đất nước này đã được tuyên bố là tâm chấn của đợt bùng phát dịch hồi tháng 6, và hiện đang được phong tỏa nghiêm ngặt, chủ yếu ở các khu vực nông thôn.

Trước khi bùng phát tại chính ngôi làng của cô, những người như Chinyandura nghĩ rằng đại dịch Covid-19 là một “căn bệnh chỉ có ở thành phố”.

"Đó là điều chúng tôi nghe thấy từ đài phát thanh, nó có vẻ xa vời đến nỗi chúng tôi không bao giờ phải lo lắng về nó. Nhưng bây giờ, hết đám tang này đến đám tang khác, nó đã đến gần với chúng tôi hơn. Tôi luôn lo sợ rằng có thể khách hàng sẽ lây nhiễm Covid-19 cho tôi”, Chinyandura nói.

Tuy nhiên, nhu cầu sống sót qua ngày khiến cô ấy phải tiếp tục làm việc, ngay cả khi nguy cơ nhiễm Covid-19 đã trở thành hiện thực.

“Tôi cần tiền,” cô nói trong khi mang ra những bát rượu sadza bốc khói, một mặt hàng chủ lực của địa phương, cho những người khách hàng đang túm tụm ngồi chờ.

"Tôi không thể làm gì được. Tôi sẽ chết đói nếu không mở căng tin này. Chiếc khẩu trang này là tất cả những gì tôi có để bảo vệ mình khỏi Covid-19, nhưng tôi không thể đeo nó trong thời gian dài. Tôi phải nói chuyện với khách hàng và phải thở", Chinyandura nói.

Căn tin của Chinyandura không có hộp đựng mang đi nhưng để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, cô yêu cầu khách hàng rời đi sau khi dùng xong bữa. Một số người trong số họ coi điều đó là thô lỗ.

"Tôi yêu khách hàng của mình và căng tin của tôi giúp họ thư giãn trong bữa trưa nhưng thời thế đã thay đổi. Họ phải rời đi sau khi ăn xong vì việc tụ tập thành nhóm nhỏ ngày càng trở nên rủi ro", cô nói thêm.

Chồng cô, Alfred Makumbe làm việc trong một xưởng mài, cách nhà bếp tạm của vợ vài thước.

Hoạt động kinh doanh của Makumbe cũng phải hứng chịu tác động của sự giãn cách trong làng, được áp từ cuối tháng 6 vừa qua.

Alfred Makumbe tại xưởng mài.

Alfred Makumbe tại xưởng mài.

Không tỉnh nào tránh khỏi ảnh hưởng của đại dịch

Agnes Mahomva, điều phối viên chính về ứng phó của Zimbabwe đối với đại dịch, nói với CNN rằng không có tỉnh nào ở nước này không bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Mahomva cho biết: “Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng tuyến đầu có thể ứng phó hiệu quả nhất có thể bằng cách sử dụng các kịch bản hiện có từ các đợt bùng phát dịch trước đó”.

Tuy nhiên, đợt triển khai tiêm chủng của Zimbabwe bắt đầu từ tháng 2 không ưu tiên các khu vực nông thôn và đã có sự thiếu hụt rõ rệt các mũi tiêm ở bên ngoài thành phố.

Điều này là do vùng nông thôn của Zimbabwe phần lớn không thể tiếp cận được do đường xá kém và thiếu viễn thông.

Bộ trưởng Tài chính Mthuli Ncube cho biết hàng triệu mũi tiêm nữa đang được thực hiện, mặc dù một số người Zimbabwe có thể cần thuyết phục để tiêm vaccine vì niềm tin tôn giáo và thông tin sai lệch chung.

Khoảng 70% dân số Zimbabwe sống trong cảnh nghèo đói và các cơ sở y tế đổ nát đang được chăm sóc đặc biệt.

Johannes Marisa, một bác sĩ đã mô tả làn sóng bùng dịch thứ ba này là một "thảm họa" và đổ lỗi cho các sự kiện có khả năng lây lan siêu lớn như đám tang là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ca nhiễm ở các vùng nông thôn.

Trong khi mùa đông gần kết thúc, Marisa nói Zimbabwe vẫn chưa thể thoát khỏi đại dịch này.

Sơn Tùng

Bình Luận

Tin khác

Ngôi nhà 3 tầng ở Hà Nội bốc cháy trong đêm

Ngôi nhà 3 tầng ở Hà Nội bốc cháy trong đêm

(CLO) Một vụ hoả hoạn vừa xảy ra tại ngôi nhà 3 tầng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), may mắn không có thương vong về người.

Đời sống
Bắc Ninh: Tìm thấy thi thể 2 nữ sinh lớp 9 nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương

Bắc Ninh: Tìm thấy thi thể 2 nữ sinh lớp 9 nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương

(CLO) Chiều 14/5, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, lực lượng chức năng cùng người nhà đã tìm thấy thi thể hai nữ sinh lớp 9 nghi nhảy cầu Kinh Dương Vương (cầu nối giữa huyện Tiên Du và thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh).

Đời sống
Bắc Ninh: Triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Bắc Ninh: Triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên kiểm tra rà soát, đánh giá hiện trạng công trình chống lũ, chống úng, xác định các trọng điểm xung yếu, xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện cần thiết với phương châm “4 tại chỗ”, chủ động triển khai đối phó với thiên tai.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 15/5: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 15/5: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 15/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng. Phía Nam có nắng nóng trên 35 độ C, Đông Nam Bộ nắng nóng.

Đời sống
Những “Giọt nước nghĩa tình” tiếp sức người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang

Những “Giọt nước nghĩa tình” tiếp sức người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang

(CLO) Công ty Tân Hiệp Phát cùng Báo Công An TP. HCM, Hội Phụ nữ Công an TP. HCM, Công an Tiền Giang, Công an Bến Tre, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bến Tre vừa trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt đến cho người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

Đời sống