Trưởng ban BQLCKCN tỉnh Hải Dương ''hiến kế'' thu hút đầu tư

Thứ năm, 22/10/2020 08:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), theo hướng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2020 - 2030, ông Phạm Minh Phương, Trưởng ban Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cho rằng, Hải Dương cần thực hiện đồng bộ 5 giải pháp.

Bài liên quan

Theo ông Phương, trong thời gian qua, phát huy lợi thế so sánh về địa lý, về con người, các tiềm năng rất thuận lợi cho việc phát triển các KCN, tỉnh Hải Dương đã chủ động quy hoạch và phát triển các KCN để thu hút đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

Quy hoạch phát triển tổng thể các KCN đến năm 2020 của tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ phê duyệt với 18 KCN, diện tích 3.517 ha. Hải Dương coi việc quy hoạch, phát triển các KCN là khâu đột phá trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp và là nguồn lực quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI.

Đến năm 2020, 10 KCN với diện tích quy hoạch chi tiết là 1.732 ha đã được thành lập, thu hút gần 300 dự án đầu tư, đã có những đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên một số lĩnh vực cụ thể như các KCN đã tạo giá trị gia tăng cao về giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và chuyển giao công nghệ, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các KCN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất; là nhân tố quan trọng nâng cao giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh, góp phần đưa Hải Dương tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động; góp phần tăng thu ngân sách địa phương...

Hải Dương hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (ảnh st)

Hải Dương hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại (ảnh st)

Ngoài ra theo ông Phương, phát triển các KCN tập trung  còn giúp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường đối với các nhà máy công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững; Sự phát triển các KCN đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng xã hội và thúc đẩy các dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp phát triển nhanh. 

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, việc hình thành và phát triển các KCN đã có những kết quả, đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng các KCN như: Quy mô các KCN nhỏ; vị trí các KCN được phân bố chưa phù hợp, chưa tạo sự liên kết và hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước, các cụm công nghiệp phát triển; Việc thu hút và triển khai vốn đầu tư hạ tầng còn bị phụ thuộc vào thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các hạn chế nêu trên, bên cạnh các nguyên nhân khách quan còn do nhiều nguyên nhân chủ quan.

Vì vậy, để việc quy hoạch, thu hút đầu tư hạ tầng các KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại và phát huy vai trò trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Đảng bộ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2025, theo ông Phương, Hải Dương cần thực hiện đồng bộ 5 giải pháp cụ thể gồm: 

Giải pháp về quy hoạch các KCN: Lập Đề án tổng thể phát triển các KCN tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2045. Trong Đề án xác định cụ thể số lượng, diện tích và tiến độ thực hiện các KCN đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển, nguồn lực của tỉnh cũng như của các huyện, thị xã, thành phố.

Tập trung hoàn thành các dự án trọng điểm, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông cạnh các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật KCN.

Quy hoạch chi tiết các KCN phải đảm bảo các chỉ tiêu quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đặc biệt là bố trí các giải cây xanh cách ly, khoảng cách với khu dân cư, sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn. Hệ thống hạ tầng đối ngoại (cốt san nền, đường giao thông, cấp nước, thoát nước thải, …) của KCN đảm bảo kết nối đồng bộ với khu vực lân cận, phù hợp với các quy hoạch có liên quan của địa phương.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN phải được quy hoạch và xây dựng đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng, hiện đại và đẹp. 

Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư hạ tầng các KCN 

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên cơ sở phát huy các nguồn nội lực. Tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng tổng vốn đầu tư phát triển, tạo động lực để Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Chú trọng thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các KCN. Tập trung thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, ưu tiên các dự án có trình độ công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đóng góp lớn cho ngân sách. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chuỗi giá trị. 

Giải pháp về đất đai 

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong việc cho thuê, giao đất cho các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật các KCN. Trước hết tập trung cho các KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết và đang làm thủ tục đầu tư: Tân Trường mở rộng, Kim Thành, Phúc Điền mở rộng, Quốc Tuấn - An Bình, Gia Lộc, Bình Giang, Lương Điền - Ngọc Liên, ….

Tập trung hỗ trợ và đôn đốc các doanh nghiệp hạ tầng trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng KCN, tạo quỹ đất sạch với giá cạnh tranh để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các dự án đầu tư triển khai thực hiện.

Bố trí quỹ đất, sớm lựa chọn chủ đầu tư, triển khai thực hiện các dự án xây nhà ở, dịch vụ cho công nhân phù hợp với việc kết nối hạ tầng và tiến độ triển khai từng KCN. 

Giải pháp về bảo vệ môi trường 

Tăng cường công tác thẩm định, quản lý phương án bảo vệ môi trường của các dự án cả trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.- Các KCN phải tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn, có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nối mạng với các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường thì mới được tiếp nhận dự án đầu tư thứ cấp.- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. 

Giải pháp về tổ chức và quản lý các KCN 

Thực hiện nhất quán, ổn định các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương và của tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

Về công tác quản lý nhà nước đối với các KCN: tăng cường phân cấp, ủy quyền; nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng cơ chế "một cửa, một đầu mối" tại Ban Quản lý các KCN, khẳng định tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương nói riêng, Việt Nam nói chung.

Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích, đồng thời kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Các quy định của pháp luật phải được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy trình, thời gian, minh bạch.

Tập trung đảm bảo an ninh trật tự cho các KCN, giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN triển khai đúng tiến độ.

Tổ chức cung cấp các dịch vụ công nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đảm bảo các doanh nghiệp vừa hiểu, thực hiện đúng các quy định của pháp luật, vừa tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp triển khai đầu tư.

Các doanh nghiệp xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực; ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý - Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh cho biết.

Trâm Anh

Tin khác

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức