Trường Đại học Thành Đô: Điểm chuẩn lấy 14 điểm, khi nào mới thành trường top đầu Việt Nam?

Thứ ba, 20/08/2024 13:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều năm Trường Đại học Thành Đô duy trì mức điểm chuẩn thấp để hút thí sinh theo học nhưng việc tuyển sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong khi nguồn thu chủ yếu lại dựa vào học phí nên quy mô doanh thu của nhà trường rất thấp.

Trái ngược với các trường công có điểm chuẩn đầu vào tăng cao thì Trường Đại học Thành Đô vẫn giữ nguyên phong cách tuyển sinh như các năm, đó là hạ điểm chuẩn đến mức thấp nhất có thể.

Nhìn vào điểm chuẩn của nhà trường nhiều người không thể hiểu, với đầu vào thấp thì nhà trường đào tạo thế nào để có chất lượng?

Cụ thể, năm nay, Trường Đại học Thành Đô tuyển sinh 25 chuyên ngành, hầu như có đủ tất cả các ngành được xem là thời thượng như: khối ngành sức khỏe có Y học cổ truyền, dược học, điều dưỡng, dinh dưỡng…; tiếp đó là các ngành luật, quản lý, kinh tế, công nghệ.

truong dai hoc thanh do diem chuan lay 14 diem khi nao moi thanh truong top dau viet nam hinh 1

Trường Đại học Thành Đô tuy hạ điểm chuẩn nhưng nhiều năm vẫn gặp khó khăn trong tuyển sinh (ảnh nguồn Internet).

Nhưng điểm chuẩn của nhà trường thì rất thấp. Ngoài các ngành sức khỏe do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn đầu vào nên trường lấy điểm đúng điểm sàn của bộ thì các ngành còn lại lấy 14 điểm 3 môn. Tức là học sinh thi chỉ cần chưa đầy 5 điểm cũng được nhập học.

Đơn cử như ngành Luật, Luật Kinh tế, Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, công nghệ kỹ thuật ô tô, Ngôn ngữ Hàn Quốc…

Nhiều người thực sự bất ngờ vì điểm đầu vào thấp như vậy liệu có thu hút được nhiều thí sinh theo học và chất lượng đào tạo có đảm bảo.

truong dai hoc thanh do diem chuan lay 14 diem khi nao moi thanh truong top dau viet nam hinh 2

Điểm chuẩn của Trường Đại học Thành Đô.

Nếu theo dõi hoạt động của nhà trường trong nhiều năm qua, có thể thấy tuyển sinh là khâu gặp khó khăn nhất đối với nhà trường. Mặc dù đã hạ điểm chuẩn rất thấp nhưng không thu hút được nhiều thí sinh theo học.

Được biết, Trường Đại học Thành Đô đề ra mục tiêu và tầm nhìn trở thành một tổ chức giáo dục nằm trong top đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế trong một số lĩnh vực then chốt; có uy tín trong đào tạo và hợp tác quốc tế, là niềm tự hào của người học và cộng đồng. Nhưng với thực trạng tuyển sinh như trên không biết lúc nào mới trở thành hiện thực.

Trong đề án tuyển sinh của nhà trường cho thấy, tính đến 30/12/2023, trường có quy mô đào tạo không nhiều. Về đào tạo đại học, ngành công nghệ thông tin có quy mô 237 sinh viên, Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử 31, Công nghệ kỹ thuật ô tô 149 sinh viên. Quản trị văn phòng 7 sinh viên, Việt Nam học 18 sinh viên.

Nhìn chung quy mô đào tạo cử nhân chính quy của Trường Đại học Thành Đô là rời rạc, nhỏ lẻ. Ngành Dược học có quy mô đào tạo thuộc loại tốt nhất là 122 sinh viên.

Theo đề án tuyển sinh của nhà trường, việc đào tạo cho đối tượng từ cao đẳng lên đại học của ngành dược học lại là “mỏ vàng” của trường. Hiện Trường Đại học Thành Đô có quy mô đào tạo lên đến 1113 sinh viên liên thông.

Bên cạnh đó việc đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học đối ngành dược học cũng thu hút được nhiều người học. Với thời gian đào tạo từ 2 đến 2,5 năm nhà trường đang đào tạo 718 người tốt nghiệp trung cấp dược học theo học.

Nhìn chung đối với điểm tuyển sinh, nhà trường lấy phương thức xét tuyển điểm tốt nghiệp trong năm 2022 là 15 điểm, năm 2023 là 16 điểm. Trường xét tuyển theo phương thức học bạ lấy 18 điểm theo tổ hợp xét tuyển.

Hiện nay, giảng viên cơ hữu của nhà trường có 184, trong đó có 1 giáo sư, 25 phó giáo sư, 61 tiến sĩ, 96 thạc sĩ, 1 cử nhân. Ngành sức khỏe là ngành có số lượng giảng viên có trình độ cao nhất 8 phó giáo sư, 23 tiến sĩ, 25 thạc sĩ. Còn lại đa số chỉ có từ 2 đến 5 tiến sĩ. Số giảng viên thỉnh giảng của trường có 85, trong đó có 24 tiến sĩ, 1 giáo sư và 6 phó giáo sư.

Trường chỉ có 6 ngành học đạt chuẩn kiểm định đó là ngành công nghệ thông tin, dược học, ngôn ngữ Anh, quản trị kinh doanh, Việt Nam học và Quản lý kinh tế. 

Hiện nay, trường có nhiều ngành đã đào tạo được hơn 10 năm nhưng công tác tuyển sinh cũng èo uột, không thu hút được thí sinh theo học.

Trong năm 2023, tổng thu hợp pháp của nhà trường đạt 67 tỷ đồng. Tổng chi phí đào tạo của nhà trường đối với một sinh viên/năm học là 21 triệu đồng.

Trước đó, năm 2022 doanh thu của nhà trường đạt 39,5 tỷ đồng. Doanh thu của nhà trường phụ thuộc vào học phí. Công tác nghiên cứu khoa học gần như không có đóng góp.

Với doanh thu như trên, Trường Đại học Thành Đô không thể so sánh với các trường đại học tư thục khác đóng trên địa bàn Thủ đô.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Trước những hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra tại các địa phương khu vực miền Bắc, liên quan đến việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ lụt, PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Giáo dục