(CLO)Trên thế giới, nhiều phương thức dạy học tiên tiến đã được ứng dụng vào dạy và học, góp phần biến đổi trường học truyền thống thành trường học thông minh. Với vai trò tiên phong, Tập đoàn VNPT đã và đang cùng ngành giáo dục từng bước xây dựng trường học thông minh, hướng đến môi trường giáo dục hiện đại trong tương lai.
Trường học thông minh có thể được hiểu là trường học vận dụng linh hoạt, hiệu quả các nguồn lực trên nền tảng ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong đào tạo thế hệ trẻ; giúp nhà trường nâng cao khả năng thích ứng, bắt kịp với những biến đổi nhanh chóng của xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình trường học thông minh vẫn còn mới mẻ và chưa được triển khai một cách đồng bộ.
Chuyển đổi từ trường học truyền thống sang trường học thông minh là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự đầu tư, phát triển cả về vật chất lẫn con người. Là Tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm triển khai hệ sinh thái giáo dục số cho ngành giáo dục nhiều năm qua, VNPT đã xây dựng các giải pháp, ứng dụng CNTT đồng bộ, toàn diện nhằm kiến tạo trường học thông minh trong công tác quản trị số Nhà trường, học tập số, kết nối số và An ninh, an toàn.
Mô hình trường học thông minh của VNPT được triển khai ở 2 mức độ: mức cơ bản và mức nâng cao. Đối với mức cơ bản, VNPT triển khai dịch vụ: vnEdu Portal, Thư điện tử, Phần mềm Quản lý Nhà trường vnEdu, Sổ liên lạc điện tử, App vnEdu Connect, Teacher; hướng tới 80% giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm, công cụ ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học, 20% số lớp học trang bị thiết bị trình chiếu, tối thiểu 15% số tiết học có ứng dụng CNTT; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, cán bộ, giáo viên thường xuyên tham gia các khóa tập huấn chuyên môn qua mạng…
Mức nâng cao xác định bằng Mức cơ bản cộng thêm một số giải pháp hiện đại, có tính sáng tạo cao. VNPT bổ sung thêm 04 dịch vụ/tính năng về: Phần mềm tuyển sinh đầu cấp, Phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục, Phần mềm điểm danh thông minh, Giải pháp lớp học thông minh.
Trong đó, thực hiện Hệ thống quản lý hành chính điện tử; Điểm danh thông minh; Hệ thống giám sát, an ninh; Quản lý Nhà trường có liên thông CSDL ngành; Hồ sơ điện tử; 100% nghiệp vụ quản lý HCSN theo hình thức dịch vụ công mức độ 3; Triển khai hiệu quả các hệ thống họp, hội nghị trực tuyến; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn kỹ năng CNTT mức cơ bản; Tối thiểu 50% giáo viên có năng lực thiết kế bài giảng e-Learning; Tối thiểu 15% số tiết học có ứng dụng; Áp dụng phương pháp học tập điện tử (e-Learning); Có thư viện số dùng chung trong toàn trường; Áp dụng giải pháp lớp học thông minh.
Lợi ích vượt trội
Với việc ứng dụng CNTT toàn diện trên mọi mặt hoạt động của nhà trường sẽ đem đến nhiều lợi ích thiết thực. Không chỉ đáp ứng được đa dạng yêu cầu nghiệp vụ điều hành và quản lý của Nhà trường, hỗ trợ số hóa toàn bộ hồ sơ, sổ sách kèm chữ ký số; Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, tăng cường trải nghiệm học tập; Tăng cường kết nối giữa Nhà trường và gia đình qua các công cụ số mà còn hiện đại hóa học đường khi áp dụng các công nghệ tiên tiến, tiệm cận môi trường giáo dục khu vực và quốc tế.
Có thể thấy, các giải pháp về trường học thông minh của VNPT đề cao vai trò của người học, trở thành trung tâm trong các hoạt động của nhà trường - chủ động, tích cực chiếm lĩnh thông tin. Đồng thời, sẽ làm thay đổi diện mạo của trường học truyền thống, kiến tạo môi trường dạy và học hiện đại, dựa trên nền tảng số, đáp ứng những yêu cầu đào tạo công dân số.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các SPDV thuộc Hệ sinh thái Giáo dục số VNPT, quý khách hàng có thể truy cập website https://vnpt.com.vn hoặc tổng đài 18001260.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Các chatbot AI như ChatGPT đã trở thành một công cụ phổ biến với hàng triệu người dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ thông tin cá nhân với chatbot có thể dẫn đến rủi ro về quyền riêng tư.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.