Trường nghề xin dạy phổ thông: Quá nhiều mâu thuẫn!

Thứ tư, 31/03/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia nếu giữ như hiện nay thì trường nghề  được dạy chương trình phổ thông là vô lý.

Hiện nay, việc phân luồng trong giáo dục sau bậc THCS đang gặp nhiều vướng mắc. Hệ đào tạo 9+ đang được nhiều chuyên gia cho rằng chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Việc các trường nghề rút ngắn thời gian đào tạo chỉ cần 3,5 năm để học sinh tốt nghiệp THCS có thể nhận bằng Cao đẳng.

Trong khi, học sinh theo học THPT phải mất 5 năm mới có được bằng cấp trên.

Cũng chính vì sự rút ngắn chương trình nên nhiều nhà khoa học cho rằng đây là kiểu “ăn xổi”, đào tạo không thực chất, bằng cấp không đi đôi với chất lượng.

Học với thời gian rút ngắn, chương trình được cắt xén nhưng hệ đào tạo 9+ muốn được đối xử bình đẳng như học sinh theo học bậc THPT.

Nếu giữ mô hình 9+ như hiện nay các chuyên gia cho rằng chưa thể giao cho các trường nghề đào tạo chương trình phổ thông (ảnh nguồn internet).

Nếu giữ mô hình 9+ như hiện nay các chuyên gia cho rằng chưa thể giao cho các trường nghề đào tạo chương trình phổ thông (ảnh nguồn internet).

Liên quan đến vấn đề trên, mới đây Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Hiệp hội các trường cao đẳng, trung cấp kinh tế - kỹ thuật có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc giảng dạy văn hóa THPT cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

Theo 2 Hiệp hội, trước năm 2018, tại nhiều địa phương, Sở GD&ĐT đã cho phép các trường (Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng) được tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT (học 7 môn văn hóa bắt buộc).

Người học, sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận được Bằng tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, người học nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) theo quy định tại Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT thì cũng được tham dự kỳ thi đại học.

Tuy nhiên, kể từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các Sở GD-ĐT không cho phép các cơ sở giáo dục nhà nước được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 (tức là chỉ được dạy chương trình 4 môn học) để chỉ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nhà nước, chứ không liên thông lên đại học (ĐH).

Bộ GD&ĐT đã quy định việc thực hiện chương trình GDTX cấp THPT để tham dự kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp THPT phải do các trung tâm GDTX chủ trì thực hiện.

Trước kiến nghị trên, phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Hoàng Đức Minh Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cho rằng, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, Chương trình GDTX cấp THPT là chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Người học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Trường hợp người học không dự thi tốt nghiệp THPT, hoặc thi không đạt yêu cầu thì người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Như vậy, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, chỉ có trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục duy nhất có chức năng, nhiệm vụ thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Phát ngôn của ông Hoàng Đức Minh có thể thấy, việc Trường Cao đẳng, Trung cấp nghề dạy chương trình giáo dục thường xuyên hiện chưa được phép.

Quan điểm từ các bên có thể nhận thấy mâu thuẫn hiện nay trong việc đào tạo hệ 9+ ở chỗ một bên muốn rút ngắn thời gian, môn học nhưng đầu ra được đối xử bình đẳng như học sinh theo học bậc THPT.

Các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề muốn được dạy chương trình giáo dục thường xuyên nhưng hiện nay các trường này không nằm trong sự quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Bình luận xung quanh vấn đề này, TS. Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng nếu giữ nguyên như hiện nay thì cho trường nghề đào tạo chương trình phổ thông là không hợp lý.

Hiện nay, theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” do UNESCO ban hành (phiên bản mới nhất là ISCED -2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014), giáo dục được chia thành 9 cấp độ bắt đầu từ mầm non đến tiến sĩ. Trong đó cấp độ 3 cho trung học bậc cao (với giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).

Theo Luật Giáo dục hiện hành học sinh sau THCS có thể chọn học tiếp theo 2 luồng là THPT và học nghề, cụ thể là vào học tại các trường trung cấp (được gộp cả trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng thực chất là trung cấp nghề).

Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, bậc học nghề (Trung cấp) có thời gian đào tạo là 1-2 năm đối với người học tốt nghiệp THCS trong khi thời gian này theo Điều 28 Luật Giáo dục là 3 năm.

Với thời gian học rút gọn như vậy thì người học không thể đủ điều kiện để được dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, đối chiếu với ISCED 2011 thì Trung cấp chưa đạt được cấp độ 3 như THPT nên người học không được quyền dự tuyển vào cao đẳng, đại học (xem Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành).

Vì vậy, cả về thời gian đào tạo và cấp độ đào tạo của trường nghề chưa thể tương đương với trường THPT nên việc để các trường nghề được tổ chức giảng dạy chương trình THPT rút ngắn, học sinh sau đó vẫn được cấp bằng tốt nghiệp THPT là không hợp lý.

Trong khi đó ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, ở giáo dục trung học bậc cao (Upper Secondary Education) có 2 luồng là Trung học phổ thông (General Secondary Education) và Trung học nghề (Vocational Secondary Education).

Trung học nghề có thời gian đào tạo 3 năm cũng như THPT nhằm cung cấp hài hòa cho người học cả kiến thức văn hóa (khoảng 50-60%) cũng như kiến thức – kỹ năng nghề (khoảng 40-50%).

Do đó ISCED 2011 xem Trung học nghề tương ứng với cấp độ 3 và bằng trung học nghề hoàn toàn bình đẳng với bằng tốt nghiệp THPT, người có bằng trung học nghề vừa gia nhập thị trường lao động vừa được quyền dự tuyển thẳng vào cao đẳng, đại học.

Thêm nữa, xét về mặt quản lý Nhà nước, TS Khuyến cho rằng, Bộ GD&ĐT được giao quyền quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo, chương trình giảng dạy, văn bằng của THPT.

Trong khi hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội.

Vì vậy, không thể “yêu cầu” Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm và cấp bằng tốt nghiệp cho việc đào tạo GDPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong khi những cơ sở này lại không chịu quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.

Nếu muốn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đào tạo chương trình THPT thì hoặc là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải chịu sự quản lý nhà nước của cả Bộ GD&ĐT, cả của Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội hoặc là thống nhất, chuyển việc quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp về cùng một cơ quan quản lý nhà nước.

Trinh Phúc

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục