Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An: Trách nhiệm với học sinh từ khi học cho đến khi đã có việc làm

Thứ ba, 21/04/2020 15:03 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là trường chuyên biệt của cả nước chuyên đào tạo nghề cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, những năm qua trường Trung cấp Dân tộc nội trú (TCDTNT) Nghệ An được đánh giá là có trách nhiệm cao với học sinh từ khi học đến khi đã làm việc.

Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hấp dẫn trong việc chọn trường học của học sinh thời điểm “thừa trường thiếu trò” hiện nay. Theo thông tin nhà trường, trong giai đoạn 2015-2020, trường tuyển sinh đào tạo 5.081/4.896 chỉ tiêu, vượt 3,7% kế hoạch. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi bình quân hằng năm đạt trên 70%. 100% học sinh ra trường về công tác tại doanh nghiệp được đánh giá tay nghề đáp ứng yêu cầu đặt ra. 90% học sinh tốt nghiệp ra trường có việc làm, chủ yếu là các nghề như Điện, Hàn, May thời trang…..

Để có kết quả như trên, trước hết là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp; nhà trường đã nêu cao trách nhiệm với học sinh từ khâu tư vấn hướng nghiệp, nội dung, phương pháp đào tạo đến khi các em đã tốt nghiệp về làm tại các doanh nghiệp.

Lớp học may của nhà trường chuẩn bị đi làm việc tại Công ty TNHH May Tĩnh Lợi.

Lớp học may của nhà trường chuẩn bị đi làm việc tại Công ty TNHH May Tĩnh Lợi.

Để học sinh ra trường có tay nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp và trình độ của học sinh.

Hằng năm, nhà trường cử giáo viên chuyên ngành đi thực tế tại doanh nghiệp nhằm kịp thời nắm bắt được sự phát triển khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tác phong làm việc của người lao động. Qua đó có cách nhìn nhận vấn đề, điều chỉnh cách dạy, cách học tại trường phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tham mưu cho nhà trường mua sắm trang thiết bị dạy và học.

Trong quá trình đào tạo, nhà trường phối hợp với doanh nghiệp cùng kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh. Chỉ có doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động mới có thể đánh giá một cách chính xác xem giáo trình đào tạo của nhà trường đã phù hợp hay chưa, cần phải điều chỉnh những gì; tay nghề học sinh đến đâu, đáp ứng được theo nhu cầu đặt ra của doanh nghiệp hay còn phải bổ sung gì thêm… Đây là khâu rất quan trọng và cần thiết, giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp có ngay việc làm ổn định từ tay nghề của chính mình.

Sau khi học sinh hoàn thành được 2/3 kỹ năng chương trình đào tạo, được nhà trường tổ chức cho đi thực tập tại doanh nghiệp từ 2-4 tháng. Tại đây, học sinh được doanh nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để được thử tay nghề, làm quen với tác phong công nghiệp. Doanh nghiệp còn phải chi trả một phần tiền công cho học sinh thực tập, giúp các em có thêm thu nhập, phấn khởi hơn với việc làm của mình. Mặt khác, qua mỗi đợt thực tập này, giúp nhà trường điều chỉnh chương trình, cách dạy và quản lý học sinh.

Để giúp bảo đảm cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực, nhà trường bàn bạc với doanh nghiệp đặt hàng đào tạo (cả về số lượng và chất lượng) công khai cho học sinh biết chỉ tiêu tuyển dụng và quyền lợi người học. Hai bên phối hợp tổ chức thi tay nghề và tuyển dụng học sinh vào làm việc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà trường còn giám sát việc bố trí việc làm phù hợp với năng lực của học sinh, giám sát nơi ăn, ở, làm việc có đảm bảo an toàn, các chế độ, chính sách của doanh nghiệp đối với học sinh có đúng như cam kết đã ký với nhà trường hay không. Nhờ vậy, học sinh rất phấn khởi, an tâm khi vào học ở trường và có cuộc sống đảm bảo sau khi tốt nghiệp.

Anh Tuấn

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục