Việt Nam tại Tuần lễ cấp cao APEC 2024:

Truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thứ năm, 14/11/2024 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tuần lễ cấp cao APEC 2024 diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10 - 16/11 là điểm nhấn quan trọng của năm APEC 2024. Năm 2024 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 35 năm thành lập APEC, là dịp để các thành viên rà soát, đánh giá các kết quả và xác định phương hướng hợp tác giai đoạn mới. Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam tham dự sự kiện này.

APEC 2024 - dấu mốc 35 năm của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Năm 1989 là thời điểm toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các quốc gia, khu vực ngày càng tăng tính phụ thuộc lẫn nhau, nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng hợp tác kinh tế ngày càng lớn.

Từ nhu cầu ấy, xu hướng liên kết kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhất là ở châu Âu với việc EU đẩy mạnh liên kết nội khối và châu Mỹ với sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm Mỹ, Canada và Mexico. Nhiều nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương thời điểm đó, khao khát việc được đứng chung trong một cơ chế hợp tác để đẩy mạnh tự do hóa, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

Ngày 6 - 7/11/1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của 12 nền kinh tế nằm hai bên bờ Thái Bình Dương gồm Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia đã nhóm họp tại Thủ đô Canberra (Australia) lần đầu tiên tổ chức hội nghị và ra quyết định chính thức thành lập APEC.

Đến năm 1993, từ một diễn đàn kinh tế đa phương ở cấp bộ trưởng, hội nghị hàng năm của Diễn đàn bắt đầu được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu nền kinh tế đó hoặc người đại diện cho người đứng đầu. Hội nghị thường niên của APEC ngay sau đó được đổi tên thành “Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC”.

Đến nay, sau 35 năm, Diễn đàn bao gồm 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20), đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp hơn 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. Hợp tác trong APEC tập trung vào 3 trụ cột chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư, Thuận lợi hoá kinh doanh, Hợp tác kinh tế - kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là APEC ngày càng khẳng định vai trò đi đầu và sứ mệnh thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới. 

Năm 2024 được xem là năm có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu mốc kỷ niệm 35 năm thành lập APEC, là dịp để các thành viên rà soát, đánh giá các kết quả và xác định phương hướng hợp tác giai đoạn mới.

Tuần lễ cấp cao các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm nay diễn ra tại Lima (Peru) từ ngày 10 đến 16/11/2024 là điểm nhấn quan trọng của năm APEC 2024.

Trong vai trò Chủ tịch Năm APEC 2024, nước chủ nhà Peru tiếp tục đề cao tăng trưởng bao trùm, bảo đảm rằng mọi người dân đều được tiếp cận và hưởng lợi từ các chương trình hợp tác của APEC. Trên tinh thần đó, chủ đề “Trao quyền. Bao trùm. Tăng trưởng” trong Năm APEC 2024 được nước chủ nhà Peru thúc đẩy 3 ưu tiên chính gồm: Thương mại và đầu tư vì tăng trưởng bao trùm và kết nối; Đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm thúc đẩy chuyển đổi từ kinh tế phi chính thức sang kinh tế chính thức và toàn cầu; Tăng trưởng bền vững vì phát triển tự cường.

truyen tai thong diep ve khat vong vuon minh cua dan toc viet nam trong ky nguyen moi hinh 1

Chủ tịch nước Lương Cường tại sân bay quốc tế Jorge Chávez ở thủ đô Lima. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Việt Nam: Đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC

Nhận thấy tầm quan trọng của APEC đối với chính sách đối ngoại cũng như sự phát triển trong tương lai của Việt Nam, ngày 15/6/1996, Việt Nam đã gửi đơn bày tỏ nguyện vọng gia nhập APEC. Tháng 11 năm đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996-2000; trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Ngày 14/11/1998, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế APEC lần thứ 10 đã kết nạp Việt Nam cùng với Nga và Peru.

Từ đó đến nay, trong hơn 25 năm tham gia APEC (1998-2024), Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong hợp tác APEC, và luôn được đánh giá là thành viên có nhiều đóng góp tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả vào việc hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn hợp tác của APEC cũng như nâng cao vai trò của Diễn đàn.

Nổi bật, như khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng: Thứ nhất, Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ nhà APEC vào các năm 2006 và 2017, khẳng định năng lực điều hành, dẫn dắt hợp tác APEC, đóng góp thành công của các Hội nghị, thúc đẩy đà hợp tác và liên kết kinh tế của APEC và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chúng ta cũng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo trong các cơ chế khác nhau của APEC, trong đó có Ban Thư ký, Nhóm ASEAN, các Ủy ban/Nhóm công tác. Vừa qua, Việt Nam một lần nữa được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đăng cai Năm APEC 2027.

Thứ hai, chúng ta đã đóng góp tích cực vào việc duy trì đà hợp tác APEC trong bối cảnh hợp tác và liên kết kinh tế quốc tế đứng trước nhiều thách thức. Với việc đề xuất, triển khai gần 190 sáng kiến, dự án trên nhiều lĩnh vực quan trọng như cải cách cơ cấu, phát triển nhân lực, trao quyền cho phụ nữ, phát triển nông thôn và đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, thương mại điện tử…, Việt Nam đã góp phần làm cho các nội dung hợp tác APEC ngày càng phong phú và toàn diện, đưa APEC thích ứng với những biến chuyển của tình hình quốc tế và bắt kịp những xu hướng phát triển mới của thời đại, khẳng định vai trò không thể thiếu của APEC trong việc thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn cầu.

Thứ ba, chúng ta đã khởi xướng và tham gia định hình tầm nhìn dài hạn cho hợp tác APEC. Nổi bật là việc xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Việt Nam đã chủ động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo với tiêu đề “Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến 2040”. Đây là cơ sở để các Nhà Lãnh đạo APEC thông qua Tầm nhìn APEC về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.

Trong dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia và đóng góp tích cực, trách nhiệm tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31 và các cuộc họp liên quan cũng như Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC với sự tham gia của hơn 1.000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ nêu nhiều đề xuất mang tính chiến lược và đột phá nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của APEC trong hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, ứng phó với các thách thức đặt ra với cộng đồng quốc tế nói chung và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng.

Chủ tịch nước cũng sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới, những định hướng lớn về phát triển, đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Diễn đàn APEC là một trong những ưu tiên hàng đầu, kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC và cộng đồng doanh nghiệp khu vực tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Nguyễn Hà

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Học tập suốt đời

Học tập suốt đời

(CLO) Congluan.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết Học tập suốt đời của đồng chí Tô Lâm- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Sắp xếp để bộ máy tinh gọn nhưng phải mạnh

Sắp xếp để bộ máy tinh gọn nhưng phải mạnh

(CLO) “Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được sự hưởng ứng rất tốt trong nhân dân, trong cán bộ, đảng viên. Chúng ta sắp xếp để bộ máy tinh gọn nhưng phải mạnh. Muốn mạnh phải có con người. Phải chọn được người tinh hoa, người tài, người có đủ năng lực, phẩm chất để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Tăng tốc ngay cho những phát triển bứt phá

Tăng tốc ngay cho những phát triển bứt phá

(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.

Góc nhìn
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp

(NB&CL) Xuân Ất Tỵ đang về. Trong náo nức mê say, bỗng nhớ về những mùa xuân trong lịch sử dân tộc: 1930 - 1945 - 1975... và nay: 2025. Lịch sử đã có những bước đi thật kỳ diệu, làm nên những chặng đường đặc biệt, sáng chói, quyết định đổi đời cho mỗi con người, cho dân tộc. Chặng đường ấy ta thường gọi là một Kỷ nguyên.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan

Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan

(NB&CL) PGS. TS. Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là một đòi hỏi, yêu cầu khách quan, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến bến bờ thắng lợi; đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) “Khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”- thông điệp này cũng là định hướng lớn đã được Hội nghị Trung ương 10 thống nhất trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Để nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức giúp dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với những thành công và thắng lợi thì phải có những đột phá mang tính chiến lược. Đột phá trước tiên là sự lãnh đạo của Đảng.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Đảng ta từ mùa Xuân ấy!

Đảng ta từ mùa Xuân ấy!

(NB&CL) Từ mùa Xuân Ất Tỵ 2025 này lại nhớ Xuân Canh Ngọ 95 năm về trước khi Đảng ta ra đời, mở ra trang sử mới chói lọi của dân tộc Việt Nam. Từ mùa xuân năm ấy, với sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình, Đảng đã mang về cho dân tộc, người dân Việt Nam những mùa xuân của độc lập, tự do, hoà bình, hạnh phúc, ấm no.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình: Đòi hỏi tất yếu của lịch sử!

Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình: Đòi hỏi tất yếu của lịch sử!

(NB&CL) Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần đề cập, phân tích sâu sắc trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây về Kỷ nguyên mới, Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm đã được Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII thống nhất khẳng định: Đây là một chủ trương, định hướng mới, có tầm chiến lược phát triển đất nước, có ý nghĩa chính trị to lớn, cần được đưa vào Văn kiện Đại hội XIV, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Vận hội, thách thức của Việt Nam trước kỷ nguyên chuyển mình

Vận hội, thách thức của Việt Nam trước kỷ nguyên chuyển mình

(NB&CL) Việt Nam đang đứng trước thời điểm hết sức quan trọng, thời điểm thiết lập cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai, tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng (dự kiến tổ chức vào tháng 1-2026). Công cuộc đổi mới lần thứ nhất tại Đại hội VI (tháng 12-1986) đã đưa đất nước ta đến chỗ “chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Hy vọng tràn trề về một “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” sẽ thành hiện thực, khi cuộc cách mạng về đổi mới lần thứ hai được triển khai.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Ngoại giao văn hoá - Nhân lên sức mạnh mềm Việt Nam

Ngoại giao văn hoá - Nhân lên sức mạnh mềm Việt Nam

(NB&CL) Nói về đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa với ngoại giao, văn hóa trong ngoại giao, làm cho mỗi hoạt động đối ngoại không chỉ có nội dung văn hóa sâu sắc, mà còn trở thành một hoạt động văn hóa… không ngừng nhân sức mạnh mềm quốc gia lên tầm cao mới”. Trên thực tế, ngoại giao văn hóa đã chứng tỏ sức lan tỏa mạnh. Những hoạt động ngoại giao cấp cao năm 2024 cho thấy rõ điều đó.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình