Truyền tải và lan tỏa thông điệp của ngành văn hóa qua báo chí và mạng xã hội

Thứ tư, 14/07/2021 20:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để truyền tải và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quy báu của dân tộc, hoạt động truyền thông báo chí giữ vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, khi phát triển văn hóa hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bất cập, nảy sinh nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để truyền thông báo chí lan tỏa được những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của văn hóa Việt Nam đến công chúng một cách sâu rộng hơn. Các nhà báo đã có những ý kiến đóng góp, những giải pháp thiết thực để việc cung cấp thông tin về lĩnh vực văn hóa được hiệu quả hơn. 

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: 

Các nhà báo, vừa làm nhiệm vụ truyền tải thông tin nhưng cũng là truyền tải ánh sáng văn hóa

Chúng ta biết, báo chí là một bộ phận của văn hóa, văn hóa chính là môi sinh của báo chí, mối quan hệ giữa báo chí và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó. Các nhà báo, vừa làm nhiệm vụ truyền tải thông tin nhưng cũng là truyền tải ánh sáng văn hóa, báo chí chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình khi làm tốt chức năng truyền tải văn hóa.

Hội Nhà báo Việt Nam hiện có hơn 27 nghìn hội viên thuộc hơn 1.000 cơ quan báo chí trong cả nước. Đây là lực lượng để chúng ta làm tốt hơn nữa nhiệm vụ báo chí và tuyên truyền hoạt động văn hóa hiện nay.

Quần thể di tích Cố đô Huế của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Nguồn: TTXVN)

Quần thể di tích Cố đô Huế của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Nguồn: TTXVN)

Để tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hoạt động của ngành văn hóa với lực lượng báo chí, chúng ta phải xác lập cơ chế thông tin thật phù hợp, khoa học, theo phương châm minh bạch và kịp thời, nếu làm được việc này thì tin giả không có đất sống ở hoạt động văn hóa. Trước mắt, chúng ta nên cung cấp cho báo chí một cách nhanh chóng chính xác những thành tựu, những kết quả, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa.

Cần tăng cường quảng bá những chương trình nghệ thuật đích thực, các sản phẩm văn hóa đích thực, các gương mặt nghệ sỹ xuất sắc, các vận động viên thể thao giỏi... Đối với các vấn đề nóng, các vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, khi có khủng hoảng về truyền thông, thì phải kịp thời được đánh giá nhận xét và có thông tin một cách rõ ràng. Nhất là hiện nay truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó, tôi mong muốn Bộ VH-TT&DL tiếp tục phát triển giải báo chí về văn hóa, nên có một giải báo chí toàn quốc về xây dựng và phát triển văn hóa nói chung. Tùy từng năm chúng ta chọn chủ đề. Hội Nhà báo Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Bộ để tổ chức tốt giải này. Giải sẽ thu hút và khích lệ được hoạt động báo chí trong lĩnh vực văn hóa và thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa nói chung.

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Trần Huấn

Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Trần Huấn

Bên cạnh đó, chúng ta nên tổ chức các lớp tập huấn cho lực lượng phóng viên chuyên viết về văn hóa. Điều này rất quan trọng, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức các lớp tập huấn cho phóng viên biên tập viên viết về văn hóa. Cũng có thể tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, diễn đàn liên quan đến các hoạt động ở trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, nhất là những vấn đề nóng dư luận đang quan tâm.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT ký Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Tôi thấy đây không chỉ đơn thuần là vấn đề liên quan đến hoạt động thông tin trên mạng đó còn là hoạt động văn hóa, bản chất là văn hóa. Bộ VH-TT&DL cũng cần phối hợp với Bộ TT&TT để tạo ra một sự chuyển biến tích cực về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. Hội Nhà báo Việt Nam đề xuất ký một Chương trình hợp tác giữa Hội và Bộ VH-TT&DL để hội có điều kiện đồng hành chặt chẽ hơn nữa với Bộ VH-TT&DL trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Tôi cho rằng văn hóa là nền tảng tinh thần, là nội lực, nội sinh, là động lực phát triển của xã hội, vì thế cách đây 5 năm, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo”. Trong đó có nội dung về “chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…” có nêu những vấn đề nên làm và điều không được làm, vừa khuyến nghị vừa bắt buộc và có những chế tài khi vi phạm.

Giải pháp nữa, để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông báo chí trong lĩnh vực văn hóa cần nguồn lực tài chính. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tuyên truyền về văn hóa nếu được sử dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên

Có cơ chế cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp

Ở báo Thanh Niên, riêng báo giấy của chúng tôi có 24 trang, ngày nào cũng có 6 trang thông tin về lĩnh vực VH-TT-DL, đó cũng là những trang báo được chúng tôi đầu tư, chăm chút, vì có lượng bạn đọc chú ý nhiều nên chúng tôi rất quan tâm về chất lượng.

Ở báo điện tử, chuyên mục Văn hóa - Thể thao - Giải trí trong 1 tháng chúng tôi có khoảng 62 triệu view. Tức là 1 ngày sẽ có khoảng hơn 2 triệu người đọc và truy cập những thông tin liên quan.

Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo – Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên.

Nhà báo Đặng Thị Phương Thảo – Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên.

Nói về cơ chế cung cấp thông tin, theo tôi, thông tin nguồn như thế nào thì thông tin thể hiện trên mặt báo và trên dư luận xã hội thì sẽ như vậy. Nhiều khi có những phản hồi cho rằng báo chí có những thông tin chưa đúng hoặc là chưa chuẩn! Chúng tôi cho rằng việc cung cấp thông tin từ đầu nguồn, từ phía các đầu ngành rất quan trọng.

Chúng tôi mong muốn những thông tin từ đầu nguồn của Bộ phải được xây dựng một cách chuẩn mực hơn, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phù hợp. Chúng tôi mong muốn sự kết nối cơ quan báo chí với các đơn vị ở cấp hai của Bộ VH-TT-DL để phối hợp với các báo một các chặt chẽ.

Thêm nữa vấn đề định hướng thẩm mĩ cho dư luận xã hội thông qua những người nổi tiếng của Bộ VH-TT&DL tổ chức là cần thiết. Báo chí sẽ phối hợp với Bộ tổ chức hoạt động để ảnh hưởng của người nổi tiếng không chỉ ở buổi lễ trao giải, tôn vinh nghệ sĩ… mà sự ảnh hưởng của các anh các chị tới đời sống, tới dư luận xã hội và tới thẩm mĩ cho giới trẻ.

Bên cạnh đó, cần hình thành các câu lạc bộ phóng viên theo dõi văn hóa thể thao du lịch. Phóng viên chính là những người tiếp cận đầu tiên những ý tưởng, những thông điệp của bộ trưởng, của lãnh đạo bộ để truyền tải về tòa soạn. Đội ngũ này nên được tiếp cận thông tin thường xuyên, nên được tập huấn, được gặp gỡ chia sẻ những thông điệp của Bộ VH-TT&DL. Ngoài ra, cần phải có những đặt hàng, có những bài viết sâu để các báo thể hiện giúp cho việc truyền tải thông tin tốt hơn.

Nhà báo Chu Thị Thu Hằng - Tổng biên tập Báo Văn hóa:

Nhanh nhạy chủ động đi trước một bước góp phần định hướng dư luận xã hội

Theo cá nhân tôi thì phải thống nhất thông điệp tư tưởng truyền thông trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, phải đến từ hình ảnh của người đại diện cao nhất là bộ trưởng, các thứ trưởng tiếp đến là các cục, vụ, cơ quan, đơn vị trong bộ. Làm sao để truyền tải và lan tỏa thông điệp của ngành qua báo chí và mạng xã hội.

Đối với các vấn đề nóng được dư luận quan tâm truyền thông báo chí của Bộ VH-TT&DL phải nhanh nhạy chủ động đi trước một bước để góp phần định hướng dư luận xã hội. Có hai cách đầu tiên: Phòng Truyền thông của Bộ là đầu mối chịu trách nhiệm chính, các báo truyền đạt thông điệp, các báo chủ động tổ chức tin, bài trên cơ sở tư vấn của Phòng Truyền thông.

Nhà báo Chu Thị Thu Hằng - Tổng Biên tập Báo Văn hóa.

Nhà báo Chu Thị Thu Hằng - Tổng Biên tập Báo Văn hóa.

Các đơn vị cục, vụ, cơ quan có liên quan với các vấn đề dư luận quan tâm thì chủ động cung cấp thông tin một cách đầy đủ chân thực. Vì khi mong muốn định hướng dư luận, xử lý khủng hoảng truyền thông mà Phòng Truyền thông và các báo của bộ không có đủ thông tin sẽ rất khó khăn để tổ chức tin, bài một cách thuyết phục, mặt khác dẫn đến sai sót.

Trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông cần sự nhất quán trong chỉ đạo từ trên xuống dưới, nói gì, nói đến mức độ nào cũng là một nghệ thuật. Việc chủ động cung cấp thông tin chính xác nhanh chóng, không nên chỉ đợi đến khi có vấn đề dư luận có ý kiến mới thực hiện.

Để có sự kết nối này thì các đơn vị truyền thông trong bộ cần phát huy hơn nữa tính chủ động, nhanh nhạy. Hơn nữa, các cơ quan báo chí truyền thông của Bộ cũng cần phải tập hợp thành một đội ngũ mạnh mẽ, thống nhất, phối hợp nhịp nhàng, cần thiết có thể thành lập một bộ phận tác chiến bao gồm nhiều nhà báo có chuyên môn, kinh nghiệm để ứng biến kịp thời những vấn đề nóng.

Trong thời đại 4.0, truyền thông báo chí của bộ cũng cần bắt kịp nhanh xu thế phát triển của truyền thông báo chí hiện đại, tận dụng ưu thế nền tảng của mạng xã hội để nắm bắt thêm thông tin dư luận xã hội. Đẩy mạnh thông tin trên mạng xã hội bằng nhiều hình thức khác ngoài phương thức truyền thống đã sử dụng.

Phát biểu tại hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, báo chí của Bộ VHTTDL” được tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định:
“Những nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới rất cần sự đồng hành, góp ý, phản biện của các cơ quan báo chí… Chúng tôi luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị và tin rằng sẽ nhận được sự đồng hành của các cơ quan báo chí, góp phần vào sự phát triển của ngành cũng như sự phát triển chung của đất nước”.

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

Để các sở, ngành và địa phương nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách

Để các sở, ngành và địa phương nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách

(CLO) Ngày 22/4, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến tập huấn về phát ngôn, giao tiếp báo chí và nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách năm 2024. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành và địa phương.

Nghề báo
Rà soát các chương trình có quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Rà soát các chương trình có quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.

Nghề báo
Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn vinh danh 20 doanh nghiệp có văn hóa đọc tốt năm 2024

Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn vinh danh 20 doanh nghiệp có văn hóa đọc tốt năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã vinh danh 20 doanh nghiệp có văn hóa đọc tốt năm 2024, góp phần trong phát triển văn hóa đọc trên địa bàn TP.HCM.

Nghề báo
Gần 620 tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

Gần 620 tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 22/4, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba; phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Báo Thanh Hoá thông báo tuyển dụng 14 viên chức

Báo Thanh Hoá thông báo tuyển dụng 14 viên chức

(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa có thông báo về việc tuyển dụng viên chức Cơ quan Báo Thanh Hóa năm 2024.

Nghề báo