Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
Nhưng có một sự biến đổi lớn dễ nhận thấy là truyền thông xã hội ngày càng phải chịu nhiều sức ép và cả những án phạt lớn từ nhiều quốc gia, nhằm buộc họ phải kiểm soát và siết chặt hơn các thông tin sai lệch hoặc độc hại trôi nổi trên nền tảng của mình.
Có thể nói, mạng xã hội (MXH) đã phải đối mặt với sức ép kiểm soát và kiểm duyệt thông tin mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sau thời gian dài bành trướng, có một thực tế là các MXH đã phần nào bỏ mặc các thông tin xấu, độc hại thậm chí sai lệch trên nền tảng của mình, cũng như ngày càng lạm dụng sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng.
Việc thế giới vừa trải qua một năm rất bất ổn, với nhiều biến cố lớn, từ đại dịch COVID-19, cuộc chiến Nga - Ukraine, cho tới các cuộc khủng hoảng kinh tế, khí hậu và tiền tệ, thì vấn nạn thông tin sai lệch càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn, qua đó càng đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ từ các nhà chức trách đối với truyền thông MXH.
Để rồi, chưa bao giờ các nhà chức trách ở các quốc gia lại mạnh tay đối với MXH trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng và ngăn chặn thông tin sai lệch, độc hại… như trong năm 2022 vừa rồi. Rất, rất nhiều án phạt, hành động pháp lý đã được các nước đưa ra nhắm vào các MXH, từ nhỏ đến lớn. Thậm chí có thể nói, gần như không có nền tảng MXH nào không phải chịu phạt hay các cáo buộc pháp lý trong năm 2022.
Liên minh châu Âu (EU) có thể nói là khu vực mạnh tay nhất đối với các vi phạm của các nền tảng MXH. Thực tế, EU từng đã thiết lập một hệ thống bảo vệ thông tin người dùng từ cách đây vài năm, gọi là Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR). Đây là một trong những luật bảo vệ dữ liệu và thông tin khắt khe nhất thế giới. Trong những năm trước đây, một số án phạt dựa trên GDPR được các quốc gia thành viên EU đưa ra để bảo vệ người dùng trên các nền tảng kinh doanh thương mại, MXH và các nền tảng thông tin trực tuyến nói chung.
Tuy nhiên, năm 2022 mới là thời điểm họ mạnh tay nhất. Ngay đầu tháng 1 năm 2022, các nhà chức trách Ireland thông qua GDPR để đưa ra án phạt lên tới 225 triệu euro đối với WhatsApp của Meta, sau khi tuyên bố rằng dịch vụ tin nhắn này đã xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em.
Cũng trong tháng 1/2022, Google đã phải chịu sức ép trong việc kiểm duyệt thông tin trên nền tảng phát video trực tuyến YouTube, khi cũng bị Ireland phạt tới 90 triệu euro. Ngoài WhatsApp, thì Meta còn phải chịu nhiều án phạt liên quan đến Facebook. Họ từng bị Pháp phạt 60 triệu euro vì các sai phạm trong việc sử dụng dữ liệu người dùng.
Có thể nói, trong năm 2022, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra các án phạt hoặc quy định mới để kiểm soát thông tin và bảo vệ người dùng trên MXH, để kịp thời ngăn chặn những tác động xấu đối với độc giả.
Cụ thể, Hàn Quốc hồi tháng 9/2022 đã phạt Google 69,2 tỷ won (50 triệu USD) và Meta 30,8 tỷ won (22 triệu USD) vì thu thập thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý trước của người dùng và sử dụng thông tin đó cho các quảng cáo trực tuyến.
Chỉ mới vào tháng 11 vừa rồi, Cơ quan Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt hầu hết tất cả các nền tảng truyền thông xã hội lớn đang hoạt động tại nước này, từ Facebook, Instagram, Twitter, Periscope, YouTube đến TikTok, đều ở mức 1,2 triệu euro mỗi mạng.
Trong khi đó, tại Mỹ một toà án bang Washington đã phạt công ty mẹ Meta của Facebook gần 25 triệu USD vì liên tục và cố ý vi phạm luật tiết lộ thông tin tài chính của người dùng vào tháng 10/2022.
Ngay cả các quốc gia châu Phi cũng đã nhận thấy các mặt trái của MXH đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, khi hồi tháng 10 Nigeria đã kiện Meta; cáo buộc chủ sở hữu của Facebook và WhatsApp đã xuất bản quảng cáo trái phép và yêu cầu khoản tiền phạt 70 triệu USD.
Tiktok dù mới nổi lên trong khoảng vài năm gần đây, song cũng đã nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý nhiều quốc gia và cũng phải đối mặt với nhiều án phạt, cũng như các cáo buộc pháp lý. Hồi tháng 9, MXH đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc này đã phải chịu khoản tiền phạt lên tới 27 triệu bảng vì vi phạm quyền riêng tư của trẻ em tại Vương quốc Anh. Tiktok cũng đang đối mặt với rất nhiều cuộc điều tra và các án phạt hàng chục triệu USD bởi những sai phạm trong quá trình kiểm duyệt thông tin ở Mỹ.
Tất nhiên Twitter, MXH được ưa chuộng nhất tại phương Tây, thậm chí còn được sử dụng cho các phát ngôn chính thức của nhiều tổ chức, cá nhân lớn trên thế giới cũng vừa trải qua một năm vô cùng khó khăn bởi sức ép từ các cơ quan chức năng và dư luận. Họ đã phải nộp phạt tới 150 triệu USD vì bán thông tin người dùng, cũng như đối mặt với rất nhiều cáo buộc khác.
Thậm chí, việc MXH này đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các thông tin sai lệch, độc hại và căm thù còn khiến các nhà quảng cáo rút lui. Ví như, hồi tháng 9/2022, hàng loạt thương hiệu như Dyson, Mazda, Forbes và PBS Kids đã tạm ngừng các chiến dịch quảng cáo trên Twitter vì nội dung của họ xuất hiện cùng với các tweet lôi kéo nội dung khiêu dâm trẻ em.
Bên cạnh các án phạt, các quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định pháp lý để kiểm soát các nền tảng MXH đang ngày càng mất kiểm soát chính nội dung của họ. Bên cạnh các quy định rất chặt chẽ đã tồn tại nhiều năm qua tại EU và Mỹ, Anh hay Úc, nhiều quốc gia khác cũng đang nhận ra được mối nguy lớn trong việc thông tin không được kiểm duyệt tự do trôi nổi trên MXH.
Hồi tháng 10 vừa rồi, Dự luật An toàn Trực tuyến của Singapore đã được trình lên quốc hội nước này. Theo đó, các dịch vụ truyền thông xã hội cần thực hiện các biện pháp để hạn chế người dùng địa phương tiếp xúc với nội dung có hại và có trách nhiệm hơn với người dùng, nếu không sẽ phải chịu các mức phạt lên đến 1 triệu USD hoặc thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trường nước này.
Rõ ràng, 2022 là năm mà thế giới đã rất mạnh tay với các nền tảng truyền thông xã hội. Đây được xem như hành động rất kịp thời bởi nếu không có sự quyết liệt, thì vấn nạn tin giả, tin sai lệch và độc hại sẽ tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn và khủng hoảng.
Việc tiếp tục kiểm soát nội dung và dữ liệu người dùng trên các nền tảng xã hội vẫn sẽ rất cần thiết trong những năm tới, khi mà thực tế các nền tảng MXH còn đang ngày càng tác động lớn, thậm chí áp đảo, trong việc tiếp nhận thông tin của người dân ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt đối với giới trẻ.
Một cuộc khảo sát mới trong năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Pew về thanh thiếu niên Mỹ từ 13 đến 17 tuổi cho thấy rằng khoảng 67% thanh thiếu niên nói rằng họ đã từng sử dụng TikTok, với 16% thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng nó gần như liên tục. Tương tự, YouTube đang được 95% thanh thiếu niên Mỹ sử dụng. Sau những nền tảng đó là Facebook với 32%. Tất nhiên, đó không chỉ là thực trạng ở Mỹ, mà còn ở phần lớn các quốc gia khác trên thế giới.
Trước thực tế MXH đang chiếm lĩnh sự quan tâm của độc giả, thì việc thế giới có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là điều rất nguy hiểm trong giai đoạn đầy bất ổn hiện tại. Càng nguy hại hơn khi mà nghiên cứu cũng cho thấy độc giả còn đang ngày càng xa rời tin tức chính thống, thậm chí đoạn tuyệt tin tức chính thống, nhất là đối với giới trẻ.
Theo báo cáo giữa năm 2022 của Viện Reuters và Đại học Oxford, việc sử dụng các phương tiện truyền thông chính thống, chẳng hạn như TV và báo in, đã giảm hơn nữa ở hầu hết các thị trường. Một lượng lớn độc giả đang tiếp tục quay lưng lại với các cơ quan truyền thông chính thống, trong đó số lượng không nhỏ độc giả còn hoàn toàn ngắt kết nối với tin tức chính thống, tức là chỉ theo dõi các thông tin không được kiểm soát trên MXH. Sự quan tâm đến tin tức chính thống nói chung đã giảm mạnh trên khắp các thị trường, từ 63% năm 2017 xuống còn 51% vào năm 2022.
Điều đáng lo hơn khi độc giả, đặc biệt giới trẻ, không chỉ đang ngày càng xa rời tin tức chính thống mà thậm chí còn có nguy cơ rơi vào tình trạng nghiện MXH, bởi các thuật toán và loại hình thông tin đặc sắc như các đoạn video ngắn gây sốc, nhảm nhí hoặc thậm chí khiêu dâm. Trong một khảo sát của Viện nghiên cứu Pew về việc từ bỏ MXH sẽ như thế nào, thì có tới khoảng 54% thanh thiếu niên Mỹ nói rằng sẽ rất khó (18%) hoặc hơi khó (35%) để họ từ bỏ mạng xã hội.
Thậm chí, đối với những thanh thiếu niên sử dụng ít nhất một trong các nền tảng MXH “gần như liên tục”, thì đa số đã nói rằng sẽ rất khó để từ bỏ thói quen này, trong đó có tới 32% nói rằng sẽ rất khó từ bỏ. Điều đó có nghĩa, giới trẻ đang quá phụ thuộc vào MXH, cũng như một tỷ lệ lớn người dùng ở các lứa tuổi khác trên toàn cầu.
Vấn nạn tin tức sai lệch, thậm chí tin giả, không mới trong những năm trước đây, nhưng thực sự đã bùng nổ trong năm 2022 do được thúc đẩy bởi một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu, như COVID, cuộc chiến Nga - Ukraine, lạm phát, khủng hoảng năng lượng, tài chính… và cả địa chính trị.
Thống kê năm 2022 của Pew cho thấy, mối lo ngại toàn cầu về thông tin sai lệch và gây hiểu lầm vẫn đang rất cao, từ mức cao nhất 72% ở Kenya và Nigeria cho đến 32% ở Đức và 31% ở Áo. Tất nhiên, MXH - nơi đang là nguồn tiếp cận thông tin của một bộ phận đông đảo người dân toàn thế giới là mảnh đất màu mỡ nhất để thông tin sai lệch tồn tại, lan truyền và phát triển.
Theo cuộc khảo sát của Pew trên khắp các quốc gia, có tới hơn một nửa (54%) nói rằng họ lo lắng về việc xác định sự khác biệt giữa đâu là thật và đâu là giả trên internet khi nói đến tin tức, song những người nói rằng họ chủ yếu sử dụng mạng xã hội như một nguồn tin tức thì lo lắng hơn ( 61%) so với những người không sử dụng nó (48%).
Mức độ nhận thức sai thông tin về biến đổi khí hậu và môi trường còn cao hơn khoảng ba lần ở Mỹ (34%) so với Đan Mạch (13%). Theo nghiên cứu gần đây, bất chấp những cam kết ngăn chặn, các bài đăng và video trên mạng xã hội phủ nhận biến đổi khí hậu hoặc phản bác nguyên nhân của nó vẫn phổ biến trên Twitter, Facebook, YouTube và TikTok.
Các thông tin sai lệch, gây tranh cãi và sự thiếu kiểm soát thông tin, cũng như các bình luận, trên MXH thậm chí còn gây ra sự phân cực, tranh cãi và cả sự thù hận đối với mọi vấn đề trên thế giới, từ cuộc chiến ở Ukraine, vấn nạn súng đạn ở Mỹ, đại dịch COVID-19… cho đến cả biến đổi khí hậu.
Cuộc chiến chống lại các mặt trái của MXH rõ ràng không còn chỉ là câu chuyện của cơ quan truyền thông và các hãng tin trên thế giới, mà còn thuộc về trách nhiệm của các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách và thậm chí của toàn xã hội.
Thực ra, cũng chưa khi nào mà các công ty sở hữu MXH lại chịu nhiều sức ép và khó khăn như năm 2022. Meta hay Twitter liên tục đối mặt với các vụ kiện pháp lý, đối mặt với các lời đe dọa rút quảng cáo từ các đối tác do không kiểm soát được nội dung sai phạm; cuối cùng đã phải báo lỗ và sa thải nhân viên. Meta, công ty mẹ của Facebook, từng có lúc sở hữu tổng giá trị vốn hóa lên tới 1.000 tỷ USD, thì chỉ còn lại 235 tỷ USD vào cuối năm 2022, sau khi cổ phiếu của công ty này đã sụt giảm từ mức khoảng gần 350 USD hồi đầu năm nay xuống chỉ còn gần 100 USD vào cuối tháng 11 vừa rồi.
Ngoài ra, ông chủ Mark Zuckerberg của Meta đã bốc hơn tới 100 tỷ USD tài sản trong năm vừa rồi, chỉ còn nằm trong top 20 người giàu nhất thế giới và phải đưa ra quyết định sa thải tới 11.000 nhân viên cũng vào tháng 11/2022. Trong khi đó, Twitter thậm chí còn phải bán lại công ty cho tỷ phú Elon Musk, người sau đó cũng liên tục kêu thua lỗ và phải sa thải 7.500 nhân viên để trang trải chi phí và nợ nần.
Tất nhiên, sự thua lỗ của Facebook và Twitter còn bởi sự suy thoái toàn cầu nói chung, cũng như sự cạnh tranh từ các MXH khác, đặc biệt TikTok. Tuy nhiên, sự thua lỗ, bao gồm cả YouTube của Google, cũng đến từ các biện pháp siết chặt nội dung và kiểm soát thông tin, dữ liệu người dùng từ các quốc gia trên thế giới. Có nghĩa, họ không còn thả nổi thông tin và tự ý thu thập dữ liệu người dùng như trước; phải đầu tư lớn vào trang thiết bị, công nghệ và nguồn nhân sự để kiểm duyệt thông tin, nếu không sẽ ngay lập tức chịu các án phạt khổng lồ, thậm chí bị cấm hoạt động.
Có thể thấy rằng, thế giới đã chiến đấu rất mạnh mẽ để đẩy lùi các mặt trái của các nền tảng truyền thông xã hội trong năm 2022. Đây là điều cần thiết để truyền thông xã hội trở lại với giá trị tốt đẹp và ý nghĩa ban đầu của nó là kết nối mọi người, phát huy được sự lan tỏa tin tức chính thống và đặc biệt là truyền bá mạnh mẽ kiến thức, thông tin của nhân loại đến với mọi người.
Bối cảnh truyền thông xã hội đã thay đổiTheo khảo sát của Pew, tỷ lệ thanh thiếu niên Mỹ sử dụng Facebook đã giảm mạnh trong thập kỷ qua. Ngày nay, chỉ còn 32% thanh thiếu niên cho biết đang sử dụng Facebook, giảm mạnh so với mức 71% trong khoảng năm 2014-2015. YouTube đang là nền tảng trực tuyến phổ biến nhất mà thanh thiếu niên sử dụng trong số các nền tảng được đo lường, với 95% nói rằng họ đã từng sử dụng trang web hoặc ứng dụng này. Ða số cũng cho biết họ sử dụng TikTok (67%), Instagram (62%) và Snapchat (59%). |
Hải Anh
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Tottenham cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.