TS. Vũ Tiến Lộc: 2022 là một năm “không bình thường”, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có “quả ngọt”

Thứ sáu, 20/01/2023 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vì 2022 là một năm “không bình thường”, nên Chính phủ đã phải nỗ lực rất lớn, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam mới hái được “quả ngọt”.

Một năm “không bình thường”

Sau 2 năm ngụp lặn vì tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã có sự vươn dậy mạnh mẽ. Hầu hết, các ngành nghề kinh tế đều có sự bứt phá vượt bậc, nhờ đó, GDP trong quý III/2022 ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 13,67%. Đây được coi là mức tăng trưởng kỷ lục, trong vòng 1 thập kỷ vừa qua.

Nhờ vào sự tăng trưởng “thần tốc” trong quý III/2022, rất nhiều các tổ chức nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, các chuyên gia đều đánh giá, mục tiêu tăng trưởng GDP 6% - 6,5% do Quốc hội, Chính phủ đề ra hồi đầu năm là hoàn toàn khả thi.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận nhân dịp cuối năm 2022, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định: Kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua đã bứt phá rất mạnh, chính là “quả ngọt” của các chính sách hỗ trợ linh hoạt của Chính phủ.

ts vu tien loc 2022 la mot nam khong binh thuong nhung kinh te viet nam van co qua ngot hinh 1

Ts. Vũ Tiến Lộc

TS. Vũ Tiến Lộc nhận xét: Mặc dù đã kiểm soát được đại dịch COVID-19 và mở cửa hoàn toàn kinh tế ngay từ đầu năm, thế nhưng, 2022 là một năm “không bình thường”.

Bởi, trong năm, thế giới đã có rất biến động rất lớn không thể lường trước, như xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine, thế giới đối mặt với “bão” lạm phát, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, hoặc chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam.

“Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở rất lớn, nên mỗi khi thế giới có biến động tiêu cực, chúng ta đều phải gánh chịu hậu quả. Vì vậy, với sự tăng trưởng GDP trong năm 2022, có thể thấy rằng, các chính sách điều hành nền kinh tế của Chính phủ đưa ra là hợp lý. Nếu nhìn ra thế giới, rất hiếm có quốc gia nào đạt được thành công như Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.

Nói rõ hơn về vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc phân tích: Vì 2022 là một năm “không bình thường”, nên Chính phủ đã phải nỗ lực rất lớn, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm. Trong đó, Chính phủ đã thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chính.

Thứ nhất là các nhiệm vụ điều hành kinh tế. Đây là nhiệm vụ chính và cũng là trách nhiệm của Chính phủ.

Thứ hai, Chính phủ đã có nỗ lực trong việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong quá khứ. Đơn cử như các dự án đã “đắp chiếu” nhiều năm, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp để làm “sống lại” các dự án này. Có thể nói, các dự án “đắp chiếu” gây ra một sự lãng phí khủng khiếp cho nền kinh tế, và đây cũng là nguồn tài sản quý giá của quốc gia. Vì vậy, việc các dự án này “sống lại” chính là nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ còn giải quyết một số vướng mắc liên quan tới thể chế, hệ thống pháp luật. Ví dụ như quyết liệt sửa đổi các Luật gây tranh cãi, nhất là Luật Đất đai đang được đốc thúc hoàn thiện.

Thứ ba, Chính phủ đã đối phó tương đối thành công với các vấn đề mới phát sinh, như tình hình dịch bệnh còn phức tạp, xuất hiện các chủng bệnh mới, hoặc căng thẳng địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,...

“Tôi cho rằng, với 3 nhiệm vụ mà Chính phủ đã làm được trong năm 2022 chính là công thức thành công cho các năm sau. Dù vậy, có thể trong năm 2023, thế giới sẽ có những diễn biến mới phát sinh, Chính phủ cũng cần chủ động thay đổi linh hoạt, để phù hợp với giai đoạn mới”, ông Lộc nói.

Nhận diện thách thức trong năm 2023

Với tình hình thế giới ngày càng phức tạp như hiện nay và khó có thể chấm dứt trong một sớm, một chiều, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định: Những biến động từ thế giới vẫn sẽ là thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2023, như xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, “bão” lạm phát,...

ts vu tien loc 2022 la mot nam khong binh thuong nhung kinh te viet nam van co qua ngot hinh 2

Ông Lộc phân tích: Trong bối cảnh chung của thế giới, dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế đưa ra đều kém lạc quan hơn, kinh tế toàn cầu trong năm 2023 có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, chưa tới mức suy thoái.

Trong đó, lạm phát chính là thách thức lớn nhất. Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia phải tăng lãi suất, tăng giá trị của đồng tiền. Yếu tố này sẽ làm dòng vốn trở nên đắt đỏ hơn, và quá trình mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp FDI sẽ gặp trở ngại.

Dưới tác động của lạm phát đã làm suy giảm nhịp độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Điều này sẽ làm giảm lực cầu tiêu dùng ở nhiều quốc gia, trong đó có cả những quốc gia là đối tác thương mại chiến lược với Việt Nam.

TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: Kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Trong trường hợp tổng cầu tiêu dùng của thế giới giảm, chắc chắn ngành xuất nhập khẩu sẽ chịu thiệt hại.

“Người dân tại quốc gia nhập khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam, như Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản đều đang có xu hướng hạn chế tiêu dùng. Khi nhu cầu giảm, các quốc gia này sẽ hạn chế nhập khẩu hàng hóa, như vậy sẽ làm “vỡ” kế hoạch xuất khẩu của chúng ta, tác động trực tiếp vào GDP, tác động vào năng lực sản xuất và ảnh hưởng tới việc làm của hàng trăm nghìn công nhân. Do đó, năm 2023, để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu như những năm trước là nhiệm vụ rất khó”, TS. Vũ Tiến Lộc nêu.

Như vậy, 2 mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế Việt Nam là xuất nhập khẩu và FDI đều đang đứng trước rất nhiều thách thức trong năm 2023.

Bên cạnh các tác động từ bên ngoài, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với chính nội tại. Đơn cử như các thủ tục hành chính còn phức tạp, cơ chế pháp luật còn nhiều chồng chéo, luật này xung đột với luật kia, xung đột với Nghị định, Thông tư,...

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương có tâm lý sợ sai, nên quá trình phê duyệt, thẩm định dự án bị kéo dài. Việc làm này cũng cản trở tới quá trình bứt phá của nền kinh tế Việt Nam.

Trước những thách thức trên, TS. Vũ Tiến Lộc đưa ra 2 kịch bản về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.

Trong trường hợp kinh tế thế giới vẫn có diễn biến như hiện nay, không có chiều hướng xấu thêm. Có thể trong năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ duy trì nhịp tăng trưởng như năm 2022, dao động trong khoảng 6% - 7%.

Nhưng nếu theo chiều hướng ngược lại, thế giới tiếp tục đối mặt với các thông tin tiêu cực dồn dập, có thể tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ dưới ngưỡng kỳ vọng.

“Tôi tin rằng, dù đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn, thế nhưng, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ giữ được nhịp tăng trưởng. Còn mức tăng trưởng như thế nào còn phụ thuộc vào chính chúng ta, vào cách điều hành của Chính phủ”, ông Lộc nói.

Gói hỗ trợ vẫn còn 80% dư địa

Trước những thách thức nêu trên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang rất cần có thêm các gói hỗ trợ khác để phục hồi. Được biết, từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành rất nhiều các giải pháp hỗ trợ, trong đó có gói hỗ trợ “khổng lồ” lên tới 350.000 tỷ đồng tập trung vào 3 nhóm chính là tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội.

Tuy nhiên, gói hỗ trợ này được ban hành vào thời điểm thế giới chưa phức tạp như hiện nay. Do đó, khi thế giới nảy sinh ra các vấn đề mới, nhiều giải pháp hỗ trợ chưa thực sự đem lại hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Đơn cử như việc khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Nhưng, sau 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, việc các ngân hàng thương mại giảm lãi suất là điều gần như không thể. Như vậy, quá trình phục hồi kinh tế đang rơi vào thế khó.

Hoặc gói hỗ trợ lãi suất 2%, nhiều doanh nghiệp vẫn than khó tiếp cận được. Nhưng ngay cả khi được hỗ trợ, cũng chỉ là bù đắp được 1 phần nhỏ.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, các chính sách tiền tệ đang ở thế khó, nhưng các chính sách tài khóa đang có rất nhiều dư địa và phải cật lực sử dụng tốt giải pháp này, để tạo ra bàn đạp cho kinh tế tăng trưởng trong năm 2023.

“Theo báo cáo của Chính phủ, tính tới cuối tháng 10/2022, chúng ta mới sử dụng được khoảng 20% gói hỗ trợ và vẫn còn 80% còn lại. 80% này chính là dư địa cho chúng ta, nếu biết sử dụng có hiệu quả”, TS. Vũ Tiến Lộc nói.

Đặc biệt, để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững và dài hạn, ông Lộc mong muốn Chính phủ phải có những nỗ lực vượt bậc trong việc cải cách cấu trúc, giải quyết những vấn đề tồn đọng.

Đồng thời, Chính phủ cần có giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, bằng cách chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và phải cực kỳ thận trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tránh các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, thâm hụt tài nguyên môi trường, lao động.

Việt Vũ

Tin mới

Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt

Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…

Bản tin nóng 18h
Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường'

(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Nghề báo
Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.

Đời sống
Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

Hà Tĩnh: Bắt 6 đối tượng buôn bán, vận chuyển trên 2,2 tấn pháo

(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.

Đời sống
Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

Khởi tố 4 đối tượng tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại Quảng Ninh

(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.

Vụ án
Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

Quảng Nam đăng cai Hội nghị Quốc tế về du lịch nông thôn 2024

(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.

Du lịch
Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

Cựu Thủ tướng Đức Merkel nói gì về Ukraine, Putin và Trump trong cuốn hồi ký mới?

(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Thế giới 24h
Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

Thủ tướng Israel được mời đến Hungary sau lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế

(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".

Thế giới 24h
Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

Oreshnik, 'siêu tên lửa' mà Nga vừa phóng vào Ukraine là gì?

(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII với nhiều điểm mới nổi bật

(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

Elon Musk chỉ trích việc Úc cấm trẻ em dùng mạng xã hội

(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.

Báo chí - Công nghệ
Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.

Kinh doanh - Tài chính
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh - Tài chính
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.

Thể thao
Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bất động sản
Bình Luận

Tin khác

Hải Phòng tiếp tục khẳng định là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Hải Phòng tiếp tục khẳng định là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước

(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh tế vĩ mô
Quảng Ninh: Phấn đấu giải ngân 100% vốn phát triển sản xuất trong tháng 12/2024

Quảng Ninh: Phấn đấu giải ngân 100% vốn phát triển sản xuất trong tháng 12/2024

(CLO) Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất trong tháng 12/2024.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Lập kỳ tích trong giải phóng mặt bằng Sân bay Gia Bình

Bắc Ninh: Lập kỳ tích trong giải phóng mặt bằng Sân bay Gia Bình

(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.

Kinh tế vĩ mô
Đồng Rúp Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng qua

Đồng Rúp Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng qua

(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định thành lập các cụm công nghiệp Mỹ Thuận, Thắng Cường gần 2.000 tỷ đồng

Nam Định thành lập các cụm công nghiệp Mỹ Thuận, Thắng Cường gần 2.000 tỷ đồng

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) và Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).

Kinh tế vĩ mô
Hải Dương cần 384.500 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030

Hải Dương cần 384.500 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030

(CLO) Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến tổng ngân sách để thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
Gần 3.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, Hà Nam

Gần 3.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, Hà Nam

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Kinh tế vĩ mô
Hải Dương: Thu hút FDI vượt 19,5% kế hoạch năm

Hải Dương: Thu hút FDI vượt 19,5% kế hoạch năm

(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.

Kinh tế vĩ mô
59 tỉnh, thành phố tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam

59 tỉnh, thành phố tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam

(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu năm 2024 tăng ít nhất 10% doanh nghiệp thành lập mới liệu có thành công?

Mục tiêu năm 2024 tăng ít nhất 10% doanh nghiệp thành lập mới liệu có thành công?

(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Kinh tế vĩ mô