(CLO) Một trong những hạn chế của giáo dục Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là tỷ lệ người học đại học thấp nhất trong các vùng kinh tế - xã hội.
Tiếp tục chuỗi hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo 6 vùng kinh tế - xã hội, ngày 14/7, tại tỉnh Quảng Trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đều đã có Kế hoạch hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 168 của Chính phủ, với mục tiêu xác định: Đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển;
Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao;…
Và tầm nhìn đến năm 2045, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao;…”.
Nhìn nhận về giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Bộ trưởng đánh giá: Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng cao và đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.
Mặc dù vậy, giáo dục và đào tạo của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: nhiều chỉ số về phát triển còn thấp hơn mức trung bình của cả nước; chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đồng đều giữa các địa phương trong Vùng, … và vẫn còn đầy thách thức, nhiều khó khăn khác cần tiếp tục nhận diện, có giải pháp phù hợp để khắc phục và phát triển trong thời gian sắp tới.
Báo cáo về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Năm học 2021-2022, toàn vùng có 258.255 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông, thường xuyên, tăng 12.598 giáo viên so với năm học 2010-2011. Tuy nhiên, giống như các vùng khác, tỷ lệ giáo viên/lớp các cấp học trong vùng đều thấp hơn định mức theo quy định của Bộ GD&ĐT; cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu tại các địa phương, trường học.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh lên lớp ở cấp Tiểu học và cấp THCS có chiều hướng gia tăng và cao hơn bình quân cả nước. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh lên lớp cấp THPT của Vùng lại thấp nhất cả nước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT đều thấp hơn so với quân cả nước.
Giáo dục mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2013 -2023, số học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia của vùng là 5.645 học sinh (đạt 53,3% tổng số thí sinh tham dự, chiếm 23,3% tổng số giải trong cả nước) và 84 giải tại Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế (chiếm 23,3% tổng số giải của cả nước).
Quy mô đào tạo đại học và sau đại học tăng dần qua các năm, đứng thứ ba trong sáu vùng kinh tế - xã hội. Toàn vùng hiện có toàn vùng có 44 trường đại học. Bình quân hằng năm, có hơn 31.000 sinh viên và hơn 2.400 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng.
Bổ sung biên chế giáo viên và có cơ chế chính sách phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; tiếp tục có chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực xã hội hoá vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo; chính sách phân luồng sau THCS, quan tâm chính sách và nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tinh thần của Nghị quyết 26 đặt ra những định hướng phát triển rất quan trọng, mục tiêu cao và kỳ vọng lớn với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, trong đó xác định giải pháp đột phá là phát triển nguồn nhân lực.
Với định hướng và mục tiêu như vậy, theo Bộ trưởng những nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. “Chúng ta cần xác định kết quả giáo dục sẽ rất quan trọng trong thực hiện thành công Nghị quyết 26”, Bộ trưởng nêu rõ.
Cho rằng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có các đặc điểm khác với các vùng còn lại, do đó định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của vùng phải có điểm khác, điểm riêng, Bộ trưởng đề cập cụ thể tới một số định hướng.
Theo đó, đây là vùng đa dạng với 3 tiểu vùng rõ nét, vì vậy, ngoài liên kết vùng còn phải quan tâm đến liên kết tiểu vùng. Với một vùng có đường bờ biển dài, từ khoá “biển” phải được nhấn mạnh, tận dụng trong phát triển, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bởi khi kinh tế biển càng phát triển thì nhân lực cho kinh tế biển càng đòi hỏi cao hơn. Kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng - an ninh biển phải trở thành nội dung nghiên cứu, đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.
Với sự dạng trong nội bộ vùng, Bộ trưởng cho rằng, giáo dục và đào tạo Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ phải tính đến yếu tố đa dạng này để vừa quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn, vừa tính đến công bằng trong giáo dục cho các vùng miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng hải đảo.
Về các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Bộ trưởng nhấn mạnh đầu tiên tới việc tập trung quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng.
Trong đó, 2 đại học vùng là Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng cần phát triển hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của vùng trong thời gian sắp tới. Nghiên cứu để có giải pháp cho các trường đại học địa phương, các trường cao đẳng sư phạm.
Trong viêc quy hoạch, Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương quan tâm quy hoạch đảm bảo đất cho giáo dục mầm non, phổ thông.
Là vùng có tỷ lệ người học đại học thấp nhất trong các vùng kinh tế - xã hội, theo Bộ trưởng các địa phương cần có giải pháp để tăng tỷ lệ này, trong đó có giải pháp về đầu ra, việc làm để gia tăng người học đại học . “Đây là vấn đề dân trí nhưng cũng là nhân lực chất lượng cao”, Bộ trưởng nói, đồng thời lưu ý các địa phương về việc đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tài.
Về một số nhiệm vụ trước mắt các địa phương cần tập trung, Bộ trưởng lưu ý tới việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chuẩn bị điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các năm tiếp theo; chuẩn bị tốt cho cho năm học mới, trong đó có vấn đề đảm bảo cung ứng đầy đủ sách giáo khoa.
(CLO) Chiều 20/1, tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa (số 8 Trần Hưng Đạo, TP. Nha Trang), Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ khai mạc Hội báo xuân Ất Tỵ năm 2025.
(CLO) Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới, chương trình “Gala Sân khấu truyền thống 2025” (dự kiến diễn ra vào 14h05 ngày mùng 3 Tết – VTV1) sẽ là món quà tinh thần ý nghĩa dành tặng khán giả yêu nghệ thuật khắp mọi miền.
(CLO) Tuần Văn hóa - Du lịch và hội Xuân Tây Yên Tử gồm 8 hoạt động chính và 6 hoạt động hưởng ứng, diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 21/1, khu vực Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, đêm và sáng trời rét.
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa thông báo triển khai kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn Thủ đô.
(CLO) Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa phát hiện sai phạm hơn 9,3 tỷ đồng tại UBND thị xã An Khê (Gia Lai). Trong đó, đáng chú ý có khoản chi phụ cấp ưu đãi cho giáo viên sai quy định với số tiền hơn 8,8 tỷ.
(CLO) Chiều 20/1, TAND TP Hà Nội đã tuyên án phạt 10 bị cáo trong vụ án Sài Gòn Đại Ninh về các tội: “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” với điểm nhấn là màn trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) hỏa thuật lớn nhất thế giới chào Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Chốt phiên ngày 20/1, VN-Index dừng ở mức 1.249,55 điểm, tăng nhẹ 0,44 điểm (0,04%). Tuy nhiên, thị trường ở trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” bởi cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế.
(CLO) Những ngày cuối năm, không khí tại làng Thủy Trầm, xã Minh Thắng (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người dân nơi đây đang tất bật với vụ thu hoạch cá chép đỏ, loài cá đặc biệt được dùng trong lễ cúng ông Công ông Táo, một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt.
(CLO) Dữ liệu nghiên cứu thị trường của Batdongsan.com.vn cho thấy, lợi suất cho thuê chung cư tại Bình Dương hiện đang dẫn đầu toàn quốc, cao hơn khoảng 30% so với Hà Nội, có một địa bàn trong tỉnh còn cao gấp đôi TP HCM.
(CLO) Tòa án nhân dân TP HCM vừa có quyết định cấm CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (KIDO Foods) sử dụng nhãn hiệu Celano cũng như quảng bá thương hiệu này trong chương trình Anh Trai Say Hi.
Hội thảo giao lưu chuyên đề giáo dục có sự góp mặt của 3 cụm huyện gồm Hòn Đất (cụm số 01); Trường Mầm non thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (cụm số 02), trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận (cụm số 03)…
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025. Tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 8/10 tỉnh đứng đầu về số lượng học sinh đoạt giải.
(CLO) Kết quả chấm thi và xếp giải học sinh giỏi Quốc gia cho thấy, số học sinh đạt giải năm nay phủ đều ở hầu khắp các địa phương. Một số địa phương miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn cũng có học sinh đạt thứ hạng cao nhất trong kỳ thi.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đoàn tuyển Ninh Bình có 80/100 học sinh đoạt giải, chiếm tỷ lệ 80%, tăng 9 giải so với Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2023-2024.
(CLO) Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng hơn giữa các phương thức tuyển sinh nhưng nhiều trường vẫn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, thậm chí giảm chỉ tiêu tuyển sinh dành cho phương thức lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp.
(CLO) Đại học Duy Tân được đánh giá nằm ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam năm 2025. Tuy nhiên, hai tiêu chí thuộc hàng quan trọng nhất đó là chất lượng người học, cơ sở vật chất lại nằm ở nhóm cuối.
(NB&CL) Mặc dù đã có những lo lắng, băn khoăn trong việc cấm thu tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường nhưng theo nhận định của các chuyên gia, việc quy định Nhà nước chi trả tiền dạy thêm sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực, thể hiện được chủ trương chăm lo toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ trẻ.
(CLO) Năm học này, Đại học Bách Khoa áp dụng nhiều phương thức và cách thức tuyển sinh, trong đó dự kiến dành gần 40% chỉ tiêu để tuyển sinh theo diện xét điểm tốt nghiệp THPT 2025.
(CLO) Đến thời điểm này, đã có 6 tỉnh lựa chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập điều này cho thấy các tỉnh rất chú trọng môn học này, cũng phù hợp với chủ trương đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.