Từ những bước chuyển mình, TP. HCM vươn lên đô thị thông minh và hiện đại

Chủ nhật, 24/04/2022 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) 47 năm sau ngày giải phóng (30/4/1975 - 30/4/2022), Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân TP. HCM đã nỗ lực vượt qua những thời khắc khó khăn nhất để vươn lên trở thành một trong những đô thị đẫn đầu đất nước và năng động bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Vượt qua những thử thách đầy sóng gió  

Theo ghi chép lịch sử, 10 năm sau giải phóng (1975 – 1985) là thời kỳ đầy sóng gió và phức tạp nhất đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. HCM.

Thời điểm đó, kinh tế sa sút, nguyên liệu cạn kiệt, sản xuất, dịch vụ xuống dốc, giá cả tăng vọt, chiến tranh biên giới Tây Nam, thiên tai, chống phá của các thế lực phản động, sai lầm trong chủ trương... lần đầu người dân Sài Gòn phải ăn độn dù vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long cách không bao xa.

tu nhung buoc chuyen minh tp hcm vuon len do thi thong minh va hien dai hinh 1

Để tháo gỡ những khó khăn, TP. HCM quán triệt vận dụng, thực hiện sáng tạo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bám sát thực tiễn, luôn tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn thử nghiệm nhiều cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.

PGS.TS Phan Xuân Biên, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam ghi lại, nhờ kiên trì bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm và được Trung ương hỗ trợ, nên TP. HCM đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, hình thành quan hệ sản xuất mới, ổn định và có những bứt phá thần tốc.

Từ mức tăng trưởng 2,18%/ năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. HCM thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách địa phương năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

Ngay cả giai đoạn 2008-2010, trong khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì lúc đó TP. HCM lại là “đầu tàu” kéo cả nước từng bước vượt qua khó khăn, duy trì lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Từ năm 2011 đến nay, TP. HCM đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ từ 9 - 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước.

Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước, 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia.

Nhận định về sự bứt phá thần tốc, sáng tạo của TP. HCM kể từ sau, PGS.TS Phan Xuân Biên cho biết, để làm được điều đó, lãnh đạo TP. HCM đã bám sát thực tiễn, hiểu dân, trọng dân, chăm lo đời sống cho dân. Khẳng định, đây là động lực và mục tiêu của sự sáng tạo, là phương châm, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo TP. HCM qua các thời kỳ.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện vào năm 2021 như một cơn 'đại hồng thủy' quét qua đã tác động nặng nề đến nhiều mặt của TP. HCM. Kinh tế tăng trưởng âm, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động; ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân...

tu nhung buoc chuyen minh tp hcm vuon len do thi thong minh va hien dai hinh 2

Tuy nhiên, ngay sau đó, lãnh đạo chính quyền TP. HCM tiếp tục thể hiện bản lĩnh của mình.

TP. HCM đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND về phát triển kinh tế - xã hội bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó tập trung trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt sâu sắc phương châm hành động của Chính phủ năm 2022: Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”; đồng thời đã tập trung triển khai một số nội dung quan trọng.

Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 với chủ đề: "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” được chính quyền TP. áp dụng và đem lại hiệu quả.

Theo Cục Thống kê, từ mức giảm sâu ở quý 3, 4/2021 lần lượt là -24,97% và -11,64% đến nay, kinh tế TP. HCM đã dần ổn định và phục hồi tăng trưởng dương, sau thời gian “bạo bệnh chưa có tiền lệ” đã có bước hồi phục và đứng lên khởi sắc cho thấy dư địa, tiềm lực và sức sống của doanh nghiệp kinh tế Thành phố khá tốt.

Tổng tăng trưởng chung của nền kinh tế (tính theo giá trị gia tăng -VA) quý 1/2022 tăng 1,84% so với cùng kỳ, đóng góp 97,8% vào tốc độ tăng GRDP TP. HCM.

Trở thành đô thị đặc biệt

Với tích lũy kinh nghiệm từ thành công bước đầu, với tinh thần cách mạng không mệt mỏi, không khoan nhượng trước những khó khăn, trì trệ, TP. HCM nhanh chóng vượt qua đại dịch, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, để cùng cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. 

Ghi nhận những mốc son có ý nghĩa lịch sử, TP. HCM đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý: “Thành phố anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, được hai lần tặng Huân chương Sao vàng.

tu nhung buoc chuyen minh tp hcm vuon len do thi thong minh va hien dai hinh 3

Bình minh trên TP. HCM.

Ngày 24/11/2017, Quốc hội chính thức ban hành Nghị quyết số 54 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM. Đây được coi là quyết sách đột phá để thành phố phát triển nhanh, bền vững hơn.

Hy vọng với cơ chế đặc thù, kinh tế TP. HCM sẽ có những đột phá mới. Trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Qua 47 năm (1975 – 2022), TP. HCM cùng cả nước xây dựng và phát triển, đổi mới và hội nhập, những thăng trầm và nhiều khó khăn thử thách gay gắt đã từng trãi qua, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được, có những lúc va vấp, hạn chế, khuyết điểm, nhưng người dân vẫn đặt niềm tin vào lãnh đạo nơi đây sẽ đưa TP. HCM sẽ phát triển trên mọi lĩnh vực, sẽ đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

Để tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. HCM tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nhằm huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại nghĩa tình; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức