Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm "Vườn quả Bác Hồ" tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP
1. Sự kiện vừa diễn ra sáng 6/6 vừa qua với người trồng vải Bắc Giang là một dấu ấn không thể nào quên. Thủ tướng và đoàn công tác Chính phủ, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bắc Giang, đã tới dự và cắt băng thực hiện nghi lễ xuất quân tiêu thụ vải thiều của tỉnh, không chỉ thị trường trong nước và còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn.
Nói đó là dấu ấn không thể nào quên bởi để có được sự kiện mừng vui ngày hôm nay, cả chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan và người trồng vải Bắc Giang đã đồng tâm, hiệp lực, trải qua những tháng ngày không dễ dàng với bao công sức, tâm huyết kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, bao cam go thử thách buộc phải vượt qua.
Không nhiều người biết rằng để có thể “đặt chân” vào thị trường Nhật Bản- thị trường khó tính bậc nhất thế giới bắt đầu từ vụ vải 2020- giữa Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nông lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã phải trải qua tới 5 năm nỗ lực đàm phán. Trong thời gian này, cơ quan nông nghiệp hai nước đã phải cùng nhau thực hiện nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt. Từ cuối tháng 12/2019, tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện và Cục Bảo vệ thực vật tiến hành rà soát, cấp mã số vùng trồng theo yêu cầu của phía Nhật Bản, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân chăm sóc vải thiều đúng quy chuẩn. Nhưng sự tưởng thưởng cho sự kì công, nỗ lực này lại là vô giá bởi người trồng vải Bắc Giang, các DN và chính quyền Bắc Giang hiểu rằng một khi quả vải thiều của họ đã chinh phục được thị trường khó tính bậc nhất như Nhật Bản thì hoàn toàn có thể chinh phục được các thị trường khác.
Vải thiều Bắc Giang được người nước ngoài ưa chuộng. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền
2. Tại hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lại Thanh Sơn cho biết Bắc Giang đang hướng tới kịch bản khả quan sản lượng vải thiều xuất khẩu đạt khoảng 80.000 tấn, chiếm 50% sản lượng, trong đó ngoài Nhật Bản, tỉnh tiếp tục quan tâm khơi thông xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc, Malaysia.., trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống.
Với nhiều địa phương khác, 80.000 tấn là con số đáng mơ ước. Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Úc… là những thị trường đáng thèm muốn. Nhưng tại sao, muốn nhưng họ đã chưa làm được hoặc không làm được như Bắc Giang đã làm?
Để có đáp án cho câu hỏi này thì có lẽ nhiều địa phương khác trong cả nước cũng phải trả lời thêm một câu hỏi khác: Liệu họ đã làm được với nông sản của địa phương như cách mà Bắc Giang đã làm với quả vải thiều nhiều năm qua? Nghĩa là quyết liệt, tích cực hết mức, chủ động và kỹ lưỡng hết mức, từ việc đề ra mục tiêu rõ ràng về sản lượng, hướng dẫn và giám sát kỹ lưỡng, khắt khe việc trồng, sản xuất vải thiều, tích cực quảng bá hình ảnh, nâng tầm giá trị quả vải, thúc đẩy kết nối giao dịch xuất khẩu, không ngại và quyết liệt chinh phục bằng được những thị trường khó như cách đã làm với Nhật Bản. … Đến việc xây dựng nhiều kịch bản chi tiết khác nhau để hỗ trợ tốt nhất cho nông dân tiêu thụ vải thiều, không chỉ là việc xuất khẩu mà còn là việc chế biến, tiêu thụ tại thị trường nội địa sao cho sớm nhất, được giá nhất, hiệu quả nhất có thể. Thhậm chí mở cả hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, mở sàn giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang”…
Rõ ràng, ai cũng có thể mơ ước, nhưng có biến ước mơ thành hiện thực được hay không lại là điều không phải ai cũng làm được. Và khi đã không hết tâm hết sức cho ước mơ của mình, thì điệp khúc “được mùa rớt giá”, “giải cứu nông sản” sẽ còn tái diễn tại nhiều địa phương. Bản thân chính quả vải thiều Bắc Giang cũng đã từng rơi vào thảm cảnh tương tự trước khi những giải pháp quyết liệt được đưa ra.
3. Ngày 5/6/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 77-KL/TW về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, trong đó nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết. Tình hình đó, đòi hỏi chúng ta vừa phải tập trung ưu tiên phòng, chống dịch, đồng thời cần có các chính sách, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ để sớm phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 5/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cần phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Để đạt được mục tiêu này, các ngành kinh tế phải tăng tốc, trong đó ngành nông nghiệp phải là trụ đỡ để nền kinh tế phục hồi sau địa dịch. Trước đó, ngành nông nghiệp đã đặt mục tiêu phải đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu khoảng 40-41 tỉ USD trong năm nay.
Nhưng, để ngành nông nghiệp đạt được con số ấy trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long; dịch tả lợn châu Phi…lại là điều vô cùng khó. Trong khi đó, rõ ràng, rất ít địa phương chủ động xây dựng được cho mình những kịch bản kỹ càng cho việc xuất khẩu nông sản đặc sản của mình để rồi có thể kì vọng thu về khoảng 4.000-4500 tỷ đồng/năm (chưa tính thêm doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ) như Bắc Giang.
Thế nên, nói chuyện quả vải xuất khẩu và chuyện phục hồi kinh tế, có sự gắn kết là vì vậy.
Hà Anh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.