(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
Một dự án tham vọng
Ukraine đang bận rộn phát triển tên lửa đạn đạo của riêng mình. Nước này giữ bí mật hầu hết các chi tiết về chương trình tên lửa của mình, nhưng các quan chức Ukraine gần đây đã chỉ ra rằng nó có thể sớm đi vào hoạt động. Theo báo Wall Street Journal, Ukraine đã thử nghiệm một trong những tên lửa đạn đạo của mình hồi tháng 8.
Tờ báo Mỹ trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, cho biết: "Vào năm sau hoặc cuối năm, các bạn sẽ nghe nói rằng sẽ có một chương trình tên lửa khổng lồ".
Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga được phóng lên trong cuộc thử nghiệm. Với tốc độ lên đến Mach 10 hoặc thậm chí Mach 20, các tên lửa này không thể bị đánh chăn. Ảnh: Sputnik
Theo ông Federico Borsari, thành viên của Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), hiện chỉ có khoảng chục quốc gia, bao gồm Mỹ và Nga, sở hữu đủ bí quyết và khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo thường rời khỏi bầu khí quyển của Trái đất sau khi phóng và lao trở lại Trái đất với tốc độ cao khiến chúng khó có thể bị đánh chặn. Chúng cũng có xu hướng tạo ra sức công phá lớn hơn nhiều loại tên lửa và máy bay không người lái khác.
Ukraine đã tận mắt chứng kiến tên lửa đạn đạo có thể tàn phá như thế nào. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, quốc gia này đã bắn hạ một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều tên lửa đạn đạo của Nga so với các loại tên lửa và máy bay không người lái của đối phương, theo phân tích dữ liệu của tờ Wall Street Journal.
Sau khi Kiev lần đầu tiên tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp (ATACMS và Storm Shadow) trong hai cuộc tấn công liên tiếp, Nga đáp trả bằng cách “gửi tới” Ukraine một tên lửa đạn đạo tầm trung.
Vụ tập kích bằng tên lửa của Nga - được cho là một phiên bản đang thử nghiệm của tên lửa siêu vượt âm tầm trung mới nhất Oreshnik, với tốc độ đạt tới Mach 11 - đã cho thấy uy lực không thể ngăn chặn của loại vũ khí này. Và nó càng thôi thúc Ukraine phát triển chương trình tên lửa đạn đạo đầy tham vọng của mình.
Khó khăn bủa vây tứ phía
Ukraine có nhiều bí quyết kỹ thuật, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và chế tạo tên lửa tầm xa của Liên Xô. Nước này cũng tự sản xuất được tên lửa hành trình và vũ khí lai tên lửa-máy bay không người lái, với nhiều loại được phát triển dựa trên các thiết kế từ thời Liên Xô.
Ví dụ, tên lửa hành trình Neptune của Ukraine, giống với tên lửa chống hạm Kh-35 của Liên Xô, đã được sử dụng trong phần lớn cuộc chiến. Vũ khí này đã thực hiện một số vụ tấn công nổi bật, bao gồm đánh chìm Moskva, tàu chiến chủ lực của Hạm đội Biển Đen của Nga.
Tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine, giống với tên lửa Kh-35 của Liên Xô, từng đánh đắm tuần dương hạm Moskva. Ảnh: RBC Ukraine
Nhưng Ukraine vẫn chưa bổ sung tên lửa đạn đạo tự chế vào kho vũ khí của mình mặc dù đã nghiên cứu vũ khí trong nhiều thập kỷ. Hiện tại, quốc gia này đang nghiên cứu nhiều hơn một tên lửa đạn đạo, theo bà Anna Gvozdiar, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp chiến lược Ukraine cho biết.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cũng nói rằng chương trình tên lửa của Kiev thiếu cả về năng lực kỹ thuật và tài chính. Oleksandr Kamyshin, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy về các vấn đề chiến lược, cho biết đất nước này đơn giản là không có đủ tiền để tăng sản lượng đủ nhanh.
Ukraine đã phải sử dụng tên lửa Neptune của mình một cách hạn chế trong chiến sự bởi việc thiếu thốn tài chính đã kìm hãm sản xuất. Trong khi đó, Douglas Barrie, một chuyên gia về hàng không vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho biết tên lửa đạn đạo đặc biệt tốn kém để sản xuất, một phần vì vật liệu sử dụng phải chịu được nhiệt độ rất cao trong quá trình tái xâm nhập vào bầu khí quyển của Trái Đất.
Một thách thức khác là năng lực sản xuất vũ khí ở quy mô lớn. Các nhà sản xuất tên lửa trên toàn thế giới đều phải nỗ lực hết sức mới có được nguồn cung cấp ổn định các thành phần cho tên lửa, chẳng hạn như động cơ.
Thách thức tương tự dĩ nhiên cũng xảy ra với Ukraine, và ở mức độ còn lớn hơn. Yehor Chernev, một nhà lập pháp Ukraine giúp xử lý mối quan hệ của đất nước này với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết vào tháng trước rằng Kiev đang phải vật lộn để có được các linh kiện đúng hạn.
Đành hài lòng với những vũ khí đang có
Do những trở ngại kể trên, Mỹ cho rằng Ukraine nên tập trung vào máy bay không người lái tầm xa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin gần đây đã nói với các phóng viên rằng chương trình máy bay không người lái tầm xa vốn đã thành công của Ukraine có ý nghĩa về mặt tài chính hơn so với tên lửa đạn đạo, xét đến chi phí của chúng.
Một gói viện trợ trị giá 2,4 tỷ USD gần đây của Mỹ bao gồm tài trợ cho máy bay không người lái tầm xa và các loại vũ khí sản xuất trong nước khác. Theo các chuyên gia, các khoản tiền đó sẽ không được sử dụng cho tên lửa đạn đạo.
Trong một thời gian, Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để tiến hành các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn nhiều so với tên lửa phương Tây mà nước này được phép sử dụng.
Một máy bay không người lái tấn công của Ukraine. Kiev cho biết những vũ khí rẻ tiền nhưng hiệu quả này từng tấn công xa tới 2000 km vào phía Nga. Ảnh: Defense News
Kiev cho biết một trong những máy bay không người lái tấn công của họ đã tấn công vào Nga khoảng 2.000 km. Ukraine cũng đang sản xuất các loại vũ khí kết hợp giữa tên lửa và máy bay không người lái. Một trong những vũ khí lai là Palianytsia, lần đầu tiên được sử dụng ở miền đông Ukraine bị chiếm đóng vào cuối tháng 8.
Vũ khí này trông giống như một tên lửa hành trình nhỏ nhưng có hệ thống dẫn đường kém tinh vi hơn và đầu đạn nhỏ hơn. Điều đó có thể khiến chúng rẻ hơn và dễ chế tạo hơn so với tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Một loại máy bay lai tầm xa khác do Ukraine sản xuất có tên là January, sử dụng động cơ tên lửa để tăng tốc phần đầu của chuyến bay trước khi máy bay không người lái tiếp quản hành trình còn lại.
Vì vậy, bà Hanna Gvozdiar, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp chiến lược Ukraine, cho biết máy bay không người lái tấn công tầm xa vẫn là giải pháp thay thế hiệu quả và rẻ hơn tên lửa đạn đạo. “Chúng tôi bị giới hạn cả về nguồn vốn và thời gian. Cần nhiều năm để phát triển một loại tên lửa nhưng chúng tôi phải hoành thành trong vài tháng”, bà Gvozdiar giải thích.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.