(NB&CL) Tâm điểm chú ý của dư luận tuần này là Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2023 diễn ra tại San Francisco, Hoa Kỳ từ 11 - 17/11/2023.
Với nhiều hoạt động; trong đó, tâm điểm là Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 30 diễn ra ngày 17/11/2023, Tuần lễ cấp cao APEC năm nay tập trung thảo luận để cùng hướng tới mục tiêu: “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người”- như chủ đề nước chủ nhà Mỹ đưa ra.
“Kết nối”, “Đổi mới” và “Bao trùm” để các nền kinh tế APEC kiên cường hơn
Đây là 3 trọng tâm, ưu tiên sẽ được bàn luận tại Tuần lễ cấp cao APEC lần này. Cụ thể, trong khuôn khổ Tuần lễ, Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (HNCC) lần thứ 30 sẽ thảo luận về chủ đề “Kết nối và Các nền kinh tế tự cường và bao trùm”; Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế (HNBT) lần thứ 34 gồm các phiên họp với chủ đề về “Xây dựng khu vực tự cường và kết nối để tăng cường thịnh vượng kinh tế bao trùm” và “Kiến tạo môi trường đổi mới sáng tạo vì tương lai bền vững và Bảo đảm tương lai bình đẳng và bao trùm cho tất cả mọi người”; Hội nghị Bộ trưởng Tài chính lần thứ 30 gồm các phiên họp tập trung vào “Tình hình Tài chính và Kinh tế thế giới và khu vực”, “Mô hình kinh tế trọng cung hiện đại”, “Tài chính bền vững” và “Tài sản số”.
Cũng từ chủ đề chung: “Kiến tạo một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người” (Creating a Resilient and Sustainable Future for All), các đại biểu tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tập trung thảo luận về các vấn đề kinh tế như phát triển bền vững, số hóa, trao quyền kinh tế cho phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và sức khỏe, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững và bao trùm; củng cố các mối quan hệ kinh tế và tăng tính tự cường của chuỗi cung ứng, thúc đẩy Khung kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF)...
Một sự kiện đáng chú ý bên lề Hội nghị cấp cao APEC là cuộc hội đàm dự kiến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày 15/11. Đây sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong một năm qua. Hai nhà lãnh đạo được cho là nhiều khả năng sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, như: hướng đi chiến lược của mối quan hệ song phương, tầm quan trọng của việc khôi phục đối thoại quân sự song phương, cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc xung đột Israel - Gaza…
Đặc biệt, theo nước chủ nhà Hoa Kỳ, mục tiêu của Tuần lễ cấp cao năm nay là cố gắng làm cho các nền kinh tế APEC trở nên kiên cường hơn, đặc biệt khi đối mặt với các vấn đề khí hậu ngày càng gia tăng và sau một đại dịch toàn cầu khiến hàng triệu người thiệt mạng và làm căng thẳng chuỗi cung ứng. Các chủ đề trên được lựa chọn và ưu tiên là bởi đó là những vấn đề hết sức thiết thực mà các thành viên APEC và các bên liên quan đang hết sức quan tâm.
Trước thềm Tuần lễ cấp cao năm nay, Hoa Kỳ đã làm việc với các đối tác APEC để phát triển một bộ nguyên tắc chung, nhằm thúc đẩy hợp tác mang tính bền vững và bao trùm, đồng thời bảo đảm các nền kinh tế APEC tiếp tục phát triển và thực hiện chính sách thương mại của mỗi thành viên. Còn theo nhìn nhận của giới quan sát, chủ đề và các ưu tiên do Mỹ đề xuất về cơ bản là sự tiếp nối những chủ đề và ưu tiên của các chủ nhà APEC những năm gần đây.
Việt Nam cùng hợp tác, hành động vì sự phát triển bền vững của khu vực
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC năm 1998, như nhìn nhận của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, quyết định gia nhập APEC năm 1998 là một quyết định chiến lược trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặt nền tảng cho hội nhập toàn cầu và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng như của khu vực.
25 năm qua, cũng theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, Việt Nam đã đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực hợp tác, để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC, trong đó 3 dấu ấn nổi bật nhất là: Thứ nhất, Việt Nam là một trong số không nhiều các nền kinh tế hai lần được các thành viên tín nhiệm ủng hộ đảm nhiệm vai trò chủ nhà các năm APEC vào các năm 2006 và 2017. Dưới sự chủ trì của Việt Nam, hai Hội nghị Cấp cao APEC Hà Nội năm 2006 và Đà Nẵng năm 2017 đều được đánh giá hết sức thành công, đạt những kết quả quan trọng, có ý nghĩa mang tính chiến lược đối với Diễn đàn APEC cũng như hợp tác, liên kết kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại năm APEC 2006, chúng ta đã ghi dấu ấn với Chương trình hành động Hà Nội.
Thứ hai, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc đề xuất các sáng kiến, dự án hợp tác, với gần 150 dự án. Các sáng kiến, dự án này một mặt thúc đẩy hợp tác APEC phù hợp với quan tâm và lợi ích của các thành viên, đồng thời phục vụ hiệu quả cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Thứ ba, chúng ta đã khẳng định vai trò điều hành, thúc đẩy triển khai các chương trình hợp tác của APEC thông qua đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các cơ chế của Diễn đàn. Nổi bật là vai trò Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, Chủ tịch nhóm ASEAN trong APEC, Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều ủy ban, nhóm công tác quan trọng của Diễn đàn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đóng góp và tham gia tích cực tại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC và Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC.
Thành công của các năm APEC 2006 và APEC 2017, cùng những đóng góp quan trọng khác của Việt Nam tại Diễn đàn đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế, tranh thủ tối đa các cơ hội, nguồn lực từ hợp tác APEC và các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế khu vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Tại Tuần lễ cấp cao lần này, sáng 14/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế San Francisco, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công tác tham dự Tuần lễ Cấp cao và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden. Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian qua với việc hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao APEC và các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước có ý nghĩa quan trọng.
Chủ tịch nước sẽ cùng các nhà Lãnh đạo APEC thảo luận những vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với kinh tế thế giới và khu vực, đề ra những định hướng hợp tác về thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhiều lĩnh vực khác. Việt Nam sẽ cùng các thành viên thúc đẩy tinh thần đối thoại, xây dựng, trách nhiệm, đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của khu vực.
Chủ tịch nước sẽ tham dự và phát biểu và có nhiều cuộc làm việc tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực với sự tham dự của hơn 2.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại đây, Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay đóng góp, vượt qua những thách thức trong giai đoạn hiện nay và tận dụng được các cơ hội để thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và từng nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.
Với Hoa Kỳ, các hoạt động của Chủ tịch nước tại Hội nghị Cấp cao APEC và các hoạt động song phương với Lãnh đạo Cấp cao và các đối tác Hoa Kỳ, nhất là tại bang California, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trên tinh thần Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ vừa qua, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối các địa phương.
Thành lập năm 1989, APEC hiện có 21 nền kinh tế thành viên. Với sự tham gia của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản..., cùng chín thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều nền kinh tế phát triển năng động khác, APEC đại diện khoảng 38% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu. Hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc, APEC đề cao hợp tác tập trung ba trụ cột chính, gồm tự do hóa thương mại và đầu tư; thuận lợi hóa kinh doanh; hợp tác kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.
(CLO) Vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe đầu kéo chở xăng dầu trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến phụ xe tử vong, 10 người trên xe khách bị thương được đưa đi cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Đang lưu thông trên cầu Bình Thành (Huế), xe chở rác bất ngờ va vào lan can rồi lao xuống sông ở độ cao hàng chục mét khiến 2 người trên xe mất tích.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Ngày 21/11, chính quyền Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiện Joe Biden đã xóa 4,7 tỷ đô la khoản vay của Mỹ cho Ukraine, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller.
(CLO) Trở thành mái ấm của biết bao trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, trung tâm Phúc Tuệ (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hoạt động hơn 20 năm qua. Đây là nơi để các bạn kém may mắn được chăm sóc, dạy dỗ, thắp lên ước mơ và khát vọng.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Chưa từng trượt thầu kể từ khi được phê duyệt lên Mạng đấu thầu Quốc gia, Công ty TNHH An Khánh là một trong những nhà thầu được nhắc tên trong hàng loạt những gói thầu lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, nhiều gói thầu có sự tham gia của công ty này đang có tỷ lệ tiết kiệm được ghi nhận ở mức thấp hoặc rất thấp.
(CLO) Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.
(CLO) Ngày 22/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo sẽ cung cấp mìn sát thương cho Ukraine khi chiến sự với Nga đang leo thang và được dự báo sẽ rất ác liệt trên chiến trường sắp tới.
(NB&CL) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 12 năm 2024 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy tới đây. Giải đấu hứa hẹn những trận đấu hấp dẫn, những màn tranh tài đỉnh cao xen lẫn sự cổ vũ nhiệt thành từ khán giả… hứa hẹn sẽ tạo nên bầu không khí sôi nổi, thực sự là ngày hội thể thao của người làm báo.
(CLO) Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.
(CLO) Mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup đã trở lại hoạt động ở công suất tối đa sau sự cố mất điện hôm thứ hai, theo thông tin từ đại diện của tập đoàn Equinor cung cấp cho Reuters.
(CLO) Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) Phạm Tuấn Long vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác giải quyết, xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông, trật tự công cộng; phòng ngừa sai phạm đối với lực lượng làm nhiệm vụ ở khu vực hồ Hoàn Kiếm.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.