Tuồng Huế: Trăn trở chuyện bảo tồn

Thứ ba, 02/08/2022 14:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có lịch sử gần 400 năm, tuồng Huế đã có những lúc phát triển cực thịnh. Tuy nhiên hiện nay, loại hình này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trước sự cạnh tranh của các loại hình nghệ thuật, giải trí và nghe nhìn khác.

Di sản không thể “vắng mặt” 

Trong tuần lễ Festival Huế 2022 vừa qua, loại hình tuồng cổ của Huế lần đầu tiên được quảng diễn dưới đường phố, nhằm tôn vinh di sản xứ Huế và tri ân tổ nghề.

Sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế với cái tên “Ngàn xưa âm vọng”. Chương trình này gồm ba phần: Tri ân ngưỡng vọng tổ nghề sân khấu tại “Thanh Bình từ đường”; trình diễn trích đoạn tuồng cổ tại “Nghinh Lương đình”; quảng diễn đường phố tại các trục đường chính.

tuong hue tran tro chuyen bao ton hinh 1

Đội hình rước mặt nạ tuồng trong trang phục truyền thống trình diễn trên đường phố Huế. Ảnh: Nhà hát NTTT Cung đình Huế

Các trích đoạn tuồng Huế như: Trống hội Tuồng đồ, Ác thiện ẩn hình, Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long, Mạnh Lương trộm ngựa... được biểu diễn, để công chúng có thêm những góc nhìn về nét đẹp của di sản tuồng cổ.

Hàng trăm diễn viên mang mặt nạ diễn tuồng đủ màu sắc, cầm theo cờ phướn vừa đi vừa thực hiện những hoạt động biểu diễn trong nghệ thuật tuồng. Bốn chiếc mặt nạ tuồng khổng lồ cũng được đoàn người đưa cao rước đi giữa phố.

Hóa thân trong những trang phục truyền thống của bộ môn tuồng Huế, các nghệ sĩ mang các đạo cụ với màu sắc rực rỡ như nghi trượng, cờ xí, lồng đèn, gánh kiệu, chiêng, trống cùng với đội hình Nhã nhạc, Bát Dật văn võ diễu hành và trình diễn đường phố.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên dưới đường phố Huế xuất hiện đội hình nhân vật tuồng - hóa thân đám rước quảng diễn và phô diễn vẻ đẹp của y phục tuồng với màu sắc rực rỡ. Theo NSND Bạch Hạc - Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Festival Huế 2022 là cơ hội để Huế quảng bá di sản và tuồng cổ không thể “vắng mặt”, như đã từng góp mặt trong lịch sử hình thành văn hoá đất Cố đô.

Tuồng đã từng được coi là “quốc kịch”

Năm 1627, Đào Duy Từ là người đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên loại hình nghệ thuật Tuồng. Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư và xem năm 1627 là niên địa khởi đầu của lịch sử tuồng Huế. Trải qua gần 400 năm, tuồng Huế đã có những lúc phát triển cực thịnh. Tuồng Huế đã được biểu diễn trong nhà hát ở Đại nội như: Duyệt Thị đường, Tĩnh Quang viện, Thông Minh đường, Khiêm Minh đường...

Nghệ thuật tuồng Huế đã trải qua ba thế kỷ phát triển trong dòng truyền thống văn hóa Phú Xuân và phát triển rực rỡ dưới triều đại các vua nhà Nguyễn. Vua Tự Đức đã từng tổ chức đội ngũ sáng tác tuồng bao gồm những tác gia nổi tiếng, đứng đầu là Đào Tấn, sau này là tác giả kiệt xuất của nhiều vở tuồng nổi tiếng.

Dưới thời vua Tự Đức, hàng trăm vở tuồng đã được sáng tác, hàng trăm đào kép giỏi quy tụ về kinh đô. Vua Đồng Khánh thì mê tuồng đến nỗi đã dùng tên các nhân vật trong vở tuồng ông yêu thích để đặt cho các cung nữ.

Còn vua Thành Thái cũng say sưa với nghệ thuật tuồng và rất trọng các đào kép giỏi, ông không chỉ ban thưởng tiền bạc mà còn phong tước hiệu cho nhiều bậc thầy hát bội.

Vua Thành Thái cũng được cho là Hoàng đế duy nhất của triều Nguyễn đã lên sân khấu diễn tuồng "đóng trò" đồng thời là một tay trống tuồng tài ba. Vua Khải Định cũng đam mê với tuồng. Ông đã thiết lập hẳn một nơi diễn tuồng riêng tại cung An Định, ban xiêm y tốt cho các đoàn hát, tạo điều kiện cho các tài năng phát triển…

Một dấu mốc đáng nhớ, từ sau thời Tự Đức, tuồng Huế dần vượt ra khỏi cung đình và trở thành sân khấu của quần chúng bình dân. Nhiều người đã tự đứng ra lập gánh hát, nuôi "đào", "kép" riêng và ganh đua với nhau. Nghệ thuật tuồng từ đó sống và phát triển được nhờ công chúng.

Tại kinh đô Huế, sân khấu tuồng dần lan ra những nơi công cộng. Những rạp hát nổi tiếng ở Huế trước năm 1945 có thể kể đến: Đồng Xuân Lâu, Kim Long, Bắc Hòa, Nam Hòa, An Cựu, Vĩ Dạ... Nhiều cô đào nổi danh của sân khấu tuồng Huế vẫn còn được nhắc đến như cô Bạch Trúc, cô Cầm, cô Thuôi, cô Ba Lài, cô Cháu Em, cô Nghè Đồng...

Trăn trở chuyện bảo tồn

Tuy nhiên, từ sau 1945, tuồng Huế mai một dần. Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, tuồng Huế đang vắng dần khán giả. Hầu như những người trẻ không mấy quan tâm, bởi họ rất ít hiểu và ít cảm thụ được loại hình diễn xướng truyền thống này.

Hiện nay, lực lượng nghệ sĩ tuồng ở Huế chủ yếu là các nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trong đó, gia đình của cố nghệ nhân tuồng La Cháu (nghệ nhân tuồng cung đình Huế dưới thời vua Bảo Đại) có nhiều thành viên kế thừa và theo đuổi nghệ thuật tuồng đến thế hệ thứ 3 như La Tuấn, La Thanh Hải, La Phước Cường…

tuong hue tran tro chuyen bao ton hinh 2

Tuồng cổ Huế lần đầu tiên được quảng diễn dưới đường phố. Ảnh: Nhà hát NTTT Cung đình Huế

tuong hue tran tro chuyen bao ton hinh 3

Nhiều vở tuồng cổ được tái hiện tại tuần lễ Festival Huế 2022

tuong hue tran tro chuyen bao ton hinh 4

Vở Phụng nghi đình của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế

Mặc dù vậy, trước thực trạng khán giả trẻ “quay lưng”, các buổi diễn thưa dần nên số lượng nghệ sĩ chuyển nghề cũng không ít. Trong khi các nghệ sĩ “gạo cội” trình diễn tuồng ngày một lớn tuổi, thì việc tìm người trẻ kế cận cũng là vấn đề nan giải, bởi không mấy bạn trẻ mặn mà với nghệ thuật tuồng.

Để tìm kiếm một hướng đi mới, lôi kéo khán giả đến rạp, một số ý kiến cho rằng, tuồng cung đình Huế cũng cần phải cải tiến. Tuy nhiên, theo GS Hoàng Chương, tuồng cung đình thì không thể cải tiến, mà phải giữ được tính nghiêm ngặt, tính bác học và tính cổ điển của nó. “Nếu cải tiến thì nó sẽ lai căng, kịch hóa và bị biến thành một dạng khác, không còn là tuồng cung đình”, GS Hoàng Chương nhận định.

Theo GS Hoàng Chương, Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế hiện nay là không dàn dựng đề tài hiện đại, không chạy theo thị hiếu tầm thường, không biến tuồng thành kịch, "gieo vừng ra ngô".

Tuy vậy, người xem ngày nay thờ ơ với tuồng cung đình Huế, phần nào cũng bởi kịch bản tuồng ở những vở diễn mới thường là tẻ nhạt, người diễn tuồng hát chưa thật hay, chưa sâu như những nghệ sĩ, nghệ nhân tài danh ngày xưa.

Nghệ thuật tuồng chỉ tồn tại khi có khán giả, mà đông đảo nhất là giới trẻ, thanh niên, thiếu niên. Để bảo tồn tuồng cổ Huế, theo NSND Bạch Hạc, trước hết, cần đẩy mạnh việc phổ cập, xã hội hóa sâu rộng hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống; đưa nghệ thuật tuồng vào học đường một cách có hệ thống, chứ không chỉ mang tính hình thức, phong trào.

Thế Vũ

Tin mới

Ông Trump tiếp đón Thủ tướng Netanyahu, Israel tiếp tục tạo hành lang bao quanh Gaza

Ông Trump tiếp đón Thủ tướng Netanyahu, Israel tiếp tục tạo hành lang bao quanh Gaza

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng ông muốn chiến tranh ở Gaza chấm dứt và nghĩ rằng điều đó sẽ sớm xảy ra, khi ông tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng.

Thế giới 24h
Nhận định PSG vs Aston Villa, 2h ngày 10/4 tại Champions League

Nhận định PSG vs Aston Villa, 2h ngày 10/4 tại Champions League

(CLO) Nhận định PSG vs Aston Villa, 2h ngày 10/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số PSG vs Aston Villa cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Cổ phiếu Mỹ phục hồi, đảo ngược đà giảm sâu khi Tổng thống Donald Trump ra hiệu đàm phán thuế quan

Cổ phiếu Mỹ phục hồi, đảo ngược đà giảm sâu khi Tổng thống Donald Trump ra hiệu đàm phán thuế quan

(CLO) Chỉ số Dow Jones bật tăng 2.595 điểm từ đáy phiên thứ Hai với hy vọng phục hồi khi Tổng thống Donald Trump gợi ý đàm phán thuế quan.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xe không khởi động được? Nguyên nhân đôi khi bắt đầu từ những lý do đơn giản

Xe không khởi động được? Nguyên nhân đôi khi bắt đầu từ những lý do đơn giản

(CLO) Xe bỗng "im lặng" khi bấm nút khởi động? Đừng lo, 80% trường hợp bắt nguồn từ lỗi đơn giản như pin yếu hay phanh chưa đạp đúng

Xe
Phim Địa đạo thống trị phòng vé Việt, vượt mốc 80 tỷ đồng sau 4 ngày ra mắt

Phim Địa đạo thống trị phòng vé Việt, vượt mốc 80 tỷ đồng sau 4 ngày ra mắt

(CLO) Theo số liệu Box Office Vietnam sáng 8/4, phim Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã vượt mốc 80 tỷ đồng (tính cả suất chiếu sớm), đưa dòng phim chiến tranh, cách mạng trở lại vị thế vốn có.

Giải trí
Chuẩn bị khánh thành, khởi công nhiều dự án trọng điểm dịp 30/4

Chuẩn bị khánh thành, khởi công nhiều dự án trọng điểm dịp 30/4

(CLO) Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi UBND các địa phương về việc đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Giao thông
Nhận định Arsenal vs Real Madrid, 2h ngày 9/4 tại Champions League

Nhận định Arsenal vs Real Madrid, 2h ngày 9/4 tại Champions League

(CLO) Nhận định Arsenal vs Real Madrid, 2h ngày 9/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Arsenal vs Real Madrid cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
'Siêu chuột' lập kỷ lục tìm thấy hàng trăm quả mìn ở Campuchia

'Siêu chuột' lập kỷ lục tìm thấy hàng trăm quả mìn ở Campuchia

(CLO) Chuột thường không được xem là loài vật dễ gây thiện cảm - nhưng một chú chuột đặc biệt tên Ronin đang từng bước thay đổi định kiến ấy, nhờ khả năng đánh hơi mìn đáng kinh ngạc.

Thế giới 24h
Thương hiệu Dior xoá hình ảnh quảng cáo của Hoa hậu Thuỳ Tiên

Thương hiệu Dior xoá hình ảnh quảng cáo của Hoa hậu Thuỳ Tiên

(CLO) Hình ảnh của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên khi cô đến tham dự sự kiện thời trang của nhãn hàng Dior hồi đầu tháng 3 đã bị thương hiệu này xóa bỏ.

Giải trí
Họp công khai toàn bộ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với người dân

Họp công khai toàn bộ hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với người dân

(CLO) Theo kế hoạch ngày 12/4 tới, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức họp để công khai toàn bộ hướng tuyến với nhân dân dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và lập Tổ công tác chuyên về công tác vận động tuyên truyền đến nhân dân về tầm quan trọng của dự án.

Giao thông
U17 Việt Nam cầm hoà kịch tính U17 Nhật Bản tại VCK U17 châu Á

U17 Việt Nam cầm hoà kịch tính U17 Nhật Bản tại VCK U17 châu Á

(CLO) Bàn thắng trên chấm phạt đền của Trần Gia Bảo ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2 đã giúp U17 Việt Nam cầm hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Nhật Bản ở lượt hai bảng B U17 châu Á 2025.

Thể thao
Du khách 'tố' bị lừa khi ăn tối trên du thuyền ở Hạ Long, đơn vị tổ chức phải hoàn tiền

Du khách 'tố' bị lừa khi ăn tối trên du thuyền ở Hạ Long, đơn vị tổ chức phải hoàn tiền

(CLO) Sau khi bị phản ánh cung cấp dịch vụ không đúng cam kết, đơn vị khai thác tàu du lịch TALIYA CRUISE – đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng, đã phải hoàn tiền cho đoàn khách sử dụng dịch vụ ăn tối trên vịnh Hạ Long.

Du lịch
Để tạo ra tác phẩm truyền hình lay động lòng người...

Để tạo ra tác phẩm truyền hình lay động lòng người...

(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.

Nghề báo
U17 Indonesia giành vé dự U17 World Cup sau 'cú hích' từ Hàn Quốc

U17 Indonesia giành vé dự U17 World Cup sau 'cú hích' từ Hàn Quốc

(CLO) Chiến thắng hủy diệt 6-0 của Hàn Quốc trước Afghanistan tối 7/4 đã gián tiếp đưa Indonesia vào tứ kết giải U17 châu Á 2025 và chắc suất dự U17 World Cup, bất chấp còn một trận chưa đấu.

Thể thao
Đắk Lắk: Công an huyện chỉ rõ nhưng Sở TNMT lại không phát hiện sai phạm của Công ty Tuấn Long?

Đắk Lắk: Công an huyện chỉ rõ nhưng Sở TNMT lại không phát hiện sai phạm của Công ty Tuấn Long?

(CLO) Việc Công ty Tuấn Long có dấu hiệu sử dụng đất sai mục đích tại Cụm công nghiệp xã Ea Ral (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) đã được Công an huyện Ea H'leo xác định. Tuy nhiên, khi thanh tra, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường lại không thể phát hiện ra sai phạm.

Điều tra
Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá

Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá

(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Thơ là tri âm, ký thác!

Thơ là tri âm, ký thác!

(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!

Đời sống văn hóa
Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá

Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá

(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.

Đời sống văn hóa
Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Đời sống văn hóa
Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".

Đời sống văn hóa
Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.

Đời sống văn hóa
Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.

Đời sống văn hóa