Tuyên bố của Bộ Ngoại giao về việc Việt Nam nộp Đệ trình VNM‑C

Thứ năm, 18/07/2024 10:07 AM - 0 Trả lời

Việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến phân định biển giữa Việt Nam với các nước ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 17/7 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).

tuyen bo cua bo ngoai giao ve viec viet nam nop de trinh vnmc hinh 1

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tuyên bố như sau:

1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.

Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành 2 Đệ trình quốc gia: Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông (VNM‑N), Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C); đồng thời hợp tác cùng Malaysia xây dựng Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông.

 Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp Đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với Khu vực Nam Biển Đông.

Trong Công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại Công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11/5/2009 của Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc).

2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các Đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng Khu vực Giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS.

 Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp Đệ trình tại Khu vực Giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS.

Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Bình Luận

Tin khác

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức
Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

(CLO) Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan.

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

(CLO) Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.

Tin tức