Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Cùng với hát Sình ca, các điệu múa luôn được người Cao Lan gìn giữ lưu truyền. Mỗi điệu múa là sự kết hợp hài hòa, uyển chuyển giữa hình thể con người và các thanh âm của tiếng chuông, tiếng trống, lời ca...
Ông Lâm Văn Minh (thôn 15, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang) - một người am hiểu văn hóa Cao Lan cho biết - người Cao Lan có hàng trăm điệu múa khác nhau.
Điệu múa “Cầu mùa” của người Cao Lan ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: TQĐT
Trong đó, múa trong các nghi lễ tín ngưỡng là các điệu múa biểu diễn tại các nghi lễ thờ cúng tế lễ thần thánh, cầu an, giải hạn... Các điệu múa chủ yếu thể hiện cử chỉ, ngoại hình của thánh thần, thể hiện niềm vui đón chào các vị thần.
Chẳng hạn như điệu múa “Sau quat” miêu tả bàn tay Phật; “Phúi mạc lừ” diễn tả đôi tai thần thánh; “Bat bat hooc, bạt bạt hoi” đóng cửa trời, mở cửa trời để thánh thần đi lại giao tiếp thế giới loài người; “Sìa cời” gọi cờ múa cờ cho thánh thần...
Ngoài ra, thông dụng nhất trong văn hóa Cao Lan là các điệu múa gắn liền với sinh hoạt con người, được biểu diễn trong các dịp lễ hội như: “Múa xúc tép”, “Chim gâu”, “Pâng loóng”, “Múa cầu mùa”…
Bà Lâm Thị Thức ở thôn 8, Hợp Hòa, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên cho biết, điệu múa “Pâng loóng” ra đời từ rất lâu và đến nay vẫn được lưu truyền trong đồng bào dân tộc Cao Lan. Đây là điệu múa mang tính ước lệ cao, miêu tả lại quá trình làm nương của người Cao Lan, từ lúc tra hạt cho đến lúc thu hoạch mang về giã thành gạo.
Nhạc cụ sử dụng cho điệu múa này chủ yếu là bộ gõ, bao gồm trống và các ống tre, tạo nên thanh âm ấn tượng và sôi động. Tiếng gõ muống, tiếng nhạc đệm từ những nhạc cụ truyền thống chính là một phần quan trọng tạo nên sự khác lạ, thu hút trong điệu múa này.
Điệu múa “Phát nương tra hạt” phản ánh sinh động cuộc sống và sinh hoạt của đồng bào Cao Lan. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Trong khi đó, điệu múa “Chim gâu” được kết hợp trong các dịp hát Sình ca của cặp trai gái. Điệu múa chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn một là đứng múa, khi múa thể hiện như hai người đang làm quen nhau.
Giai đoạn hai là ngồi múa, thể hiện hai người bắt đầu nảy nở tình yêu. Giai đoạn ba vẫn là ngồi múa nhưng 2 tay giang ra như hai con chim gâu đang xòe cánh gù vào nhau (còn gọi là nội lau hạ), thể hiện tình yêu đã ở độ chín muồi.
Đây là điệu múa có sự kết hợp khéo léo giữa người nam, người nữ và những thanh âm phát ra từ bộ gõ. Khi múa, các “diễn viên” sẽ cầm các ống tre đứng xung quanh muống rồi gõ vào muống với tiết tấu khác nhau.
Múa “Xúc tép”, tiếng Cao Lan gọi là “sọc cộng” thường có từ 3 người trở lên tham gia. Điệu múa diễn tả hoạt động của con người bắt cá làm thức ăn. Khi múa 2 tay cầm cán vợt xúc tép đưa chéo xuống; 1 chân làm trụ 1 chân bước theo nhịp của trống, hai tay đưa vợt lên xuống làm động tác như đang xúc tép.
Tất cả là sự kết hợp nhịp nhàng tiếng nhạc, trống và sự uyển chuyển hình thể của người biểu diễn. Múa xúc tép không hạn chế về số lượng, tuổi tác và giới tính nên mỗi dịp tổ chức múa đều tạo sự vui tươi, phấn khởi.
Điệu múa “Xúc tép” đầy sôi động. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Tiêu biểu cho các điệu múa được biểu diễn tại các nghi lễ là múa “Khai tăng”. Đây là điệu múa khai đèn cho thánh thần chiếu sáng cho khắp nhân gian. Người thực hiện là đệ tử của các thầy cúng người Cao Lan và thường có 4 người, bởi theo quan niệm con số 4 tượng trưng cho 4 phương trời.
Anh Lâm Văn Anh, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn - người thường thực hiện điệu múa “Khai tăng” chia sẻ, người biểu diễn có các đạo cụ như chuông nhỏ, cờ, đèn. Họ thường di chuyển vòng tròn, xoay tròn rồi 4 người chụm vào, chụm ra theo quy luật riêng. Để tất cả được kết hợp nhịp nhàng thì cần có sự chỉ huy của thầy cúng. Mỗi điệu múa thường diễn ra trong khoảng 45 - 60 phút.
Với mong muốn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, đưa văn hóa thành sản phẩm du lịch độc đáo, mới đây, TP Tuyên Quang đã triển khai dự án bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hoá của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Trong đó, UBND thành phố tập trung xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá dân gian tại thôn 15 xã Kim Phú; đồng thời tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy văn hoá truyền thống của người Cao Lan.
Đồng bào Cao Lan thôn Thống Nhất, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn tập luyện. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Anh Sầm Anh Đạo, dân tộc Cao Lan ở thôn Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương là con trai Nghệ nhân Sầm Văn Dừn. Anh là người được mời truyền dạy các điệu múa truyền thống tại thôn 15, xã Kim Phú.
Anh Đạo cho biết, hiện nay, nhiều điệu múa truyền thống của dân tộc Cao Lan được gìn giữ và lưu truyền trong cộng đồng dưới hình thức sân khấu hoá như: “Chim gâu”, “Múa còn”, “Khai đèn”, “Phát nương tra hạt”... Các vũ điệu dựa trên nền trống kết hợp chuông, tiếng hát mang lại không khí hết sức sôi động, thể hiện mong ước, khát vọng của người Cao Lan về cuộc sống sung túc, ấm no.
Theo anh Đạo, để có thể thuần thục các động tác múa không khó, song để có thể truyền tải được thông điệp, ý nghĩa mà điệu múa mang lại thì người múa cần phải hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa điệu múa.
Anh Đạo giải thích thêm, như điệu múa “Khai đèn”, đúng như tên gọi tức là thắp đèn, thắp sáng cuộc sống, thắp sáng nhân gian. Đây là điệu múa trích trong lễ hội Đám tăng (Hội đèn) của người Cao Lan với mong muốn xua đi những rủi ro trong cuộc sống, cầu các vị thần soi đường, chỉ lối.
Hiện nay, trích đoạn múa “Khai đèn” trong lễ hội Đám tăng được thể hiện dưới hình thức sân khấu hoá như một cách lưu truyền văn hoá Cao Lan trong cộng đồng. Số lượng người múa có thể là 4 nam, 4 nữ hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc vào không gian biểu diễn. Tuy nhiên, số lượng trai gái cần tương đương để phân đoạn múa giao duyên được thể hiện trọn vẹn.
Thành viên CLB gìn giữ bản sắc văn hoá Cao Lan xã Kim Phú luyện tập điệu múa “Khai đèn”. Ảnh: Báo Tuyên Quang
Cùng với “Khai đèn”, thì múa “Chim gâu” cũng là điệu múa truyền thống truyền tải thông điệp ý nghĩa về tín ngưỡng phồn thực. Vì vậy, khi múa từng động tác, từng cử chỉ phải thể hiện sự yêu thương, quấn quýt và chung thuỷ với nhau như đôi chim bồ câu. Tình yêu của họ gắn kết thành đôi, thành cặp rồi nên duyên vợ chồng, tiếp tục trách nhiệm duy trì nòi giống của người Cao Lan.
Với những thông điệp ý nghĩa sâu sắc, việc sân khấu hoá các điệu múa truyền thống của người Cao Lan góp phần lan toả tinh hoa văn hoá từ ngàn xưa để lại. Qua đó góp phần làm dày thêm vốn văn hoá đồng bào các dân tộc xứ Tuyên.
Thế Vũ
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Trang Facebook “13 Hạnh Đầu Đà” kêu gọi phát tâm tu sửa, xây dựng lại chùa Vẽ là hành vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tiền của phật tử và người dân.
(CLO) Công an đã tiếp nhận điều tra vụ việc tấm bia cổ trấn yểm dưới gốc cây đa gần chùa Cầu ở TP Hội An bị phá hoại.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.