(CLO) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng nhiều biện pháp để quản lý vấn đề tuyển sinh cùng với đó nhiều bất cập liên quan đến tuyển sinh sớm đã khiến nhiều trường không mặn mà tổ chức tuyển sinh sớm như mọi năm.
Nhiều điểm bất cập liên quan đến tuyển sinh sớm
Đến thời điểm hiện nay, mặc dù nhiều trường đại học đã công bố dự kiến phương án tuyển sinh, tuy nhiên vấn đề tuyển sinh sớm vẫn không rõ ràng như các năm.
Riêng trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2024, nhiều trường đã áp dụng tuyển sinh sớm thông qua các phương thức tuyển sinh như xét học bạ, xét kết quả thi đánh giá năng lực và xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Đến tháng 4/2024, gần 200 trường đại học đã công bố thông tin tuyển sinh với các phương thức xét tuyển sớm, đặc biệt là xét học bạ THPT. Kết quả cho thấy, nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi năm học kết thúc.
Nhiều trường đại học đã rút gọn phương thức tuyển sinh (ảnh minh họa - nguồn Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tuy nhiên, từ năm 2024 một số chính sách bắt đầu cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã từng bước thắt chặt quản lý đối với tuyển sinh sớm. Như việc, dù đã trúng tuyển sớm, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT. Nếu không thực hiện bước này, kết quả trúng tuyển sớm sẽ không có giá trị.
Tuy nhiên, việc đua nhau áp dụng tuyển sinh sớm đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như gây khó khăn cho thí sinh trong việc lựa chọn và chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, việc phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng thiếu công bằng trong tuyển sinh.
Thống kê cho thấy, trong hơn 375.500 thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm, chỉ có hơn 147.000 trường hợp đăng ký nguyện vọng 1 trúng tuyển sau lọc ảo, chiếm chưa đến 40%. Đó là minh chứng hiệu quả của xét tuyển sớm còn hạn chế.
Siết chặt tuyển sinh sớm
Trước những vấn đề này, Bộ GD&ĐT đang xem xét sửa đổi quy chế tuyển sinh, điều chỉnh quy định về tuyển sinh sớm từ năm 2025 nhằm đảm bảo tính công bằng và nâng cao chất lượng tuyển sinh đại học.
Cụ thể, theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất giới hạn chỉ tiêu tuyển sinh sớm bằng cách các cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm, nhưng chỉ tiêu dành cho phương thức này không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu của từng ngành hoặc nhóm ngành.
Điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không được thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Các trường phải công khai danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển và không được yêu cầu thí sinh cam kết nhập học sớm trước kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT. Danh sách này sẽ được đưa vào hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng các phương thức xét tuyển khác.
Việc tuyển sinh sớm với nhiều phương thức gây nên thực trạng bất bình đẳng trong tuyển sinh (ảnh minh họa - nguồn Đại học Quốc gia Hà Nội).
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng quy định, nếu xét tuyển bằng học bạ bắt buộc phải lấy kết quả của học kỳ 2 lớp 12.
Với hàng loạt quy định như trên, nhiều trường muốn tổ chức xét tuyển đại học sớm cũng rất khó. Như việc xét tuyển sớm bằng học bạ và kết hợp xét tuyển học bạ với các chứng chỉ quốc tế phải diễn ra sau khi kết thúc học kỳ II.
Còn đối với xét tuyển dựa vào các kỳ thi riêng, Bộ GD&ĐT yêu cầu điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không được thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.
Điều này khiến cho các trường cũng không thể xét tuyển sớm vì muốn quy đổi tương đương cũng phải chờ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhiều trường điều chỉnh phương thức tuyển sinh
Việc điều chỉnh của Bộ GD&ĐT để siết quản lý tuyển sinh sớm khiến nhiều trường đại học đã có biện pháp điều chỉnh.
Đơn cử, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố dự kiến phương thức tuyển sinh năm 2025 bao gồm 3 phương thức, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dành cho những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, hoặc đáp ứng các tiêu chí ưu tiên khác theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để xét tuyển, với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.
Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội có thể tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và sử dụng kết quả này để xét tuyển. Thí sinh cần đạt mức điểm tối thiểu theo yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Xét tuyển theo các chứng chỉ quốc tế hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương, kết hợp với kết quả học tập hoặc thi tốt nghiệp THPT.
Nhìn chung với dự kiến phương thức tuyển sinh trên, việc xét tuyển sớm gần như không xảy ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại đại học Bách Khoa Hà Nội, nhà trường dự kiến áp dụng 3 phương thức tuyển sinh trong năm 2025. Phương thức xét tuyển tài năng dành cho thí sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc có chứng chỉ quốc tế uy tín.
Xét kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo kế hoạch, năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy với 3 đợt thi diễn ra vào các tháng 1, 3 và 4 năm 2025, tại hơn 30 điểm thi trên cả nước.
Với việc nói không với xét tuyển học bạ và các hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ và chứng chỉ quốc tế, Đại học Bách Khoa Hà Nội gần như hạn chế tối đa việc xét tuyển sớm.
Đối với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà trường cũng đã thống nhất phương án tuyển sinh đại học cho năm 2025 với việc giảm số lượng phương thức xét tuyển xuống còn ba, nhằm đơn giản hóa quy trình và tăng tính minh bạch.
Cụ thể, các phương thức tuyển sinh bao gồm xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Phương thức này áp dụng với các thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thí sinh thuộc diện ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức và xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Việc các nhà trường nói không với xét tuyển học bạ và các hình thức xét tuyển học bạ với các chứng chỉ quốc tế gần như đã thu gọn rất nhiều quy mô xét tuyển sớm.
Mặc dù, Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh trong phạm vi 20%. Nhưng các quy định về tuyển sinh bằng học bạ và quy đổi điểm giữa các phương thức tuyển sinh đã góp phần thu hẹp quy mô tuyển sinh sớm, thậm chí nhiều nhà trường đã không áp dụng tuyển sinh sớm.
(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.