Tỷ phú người Ấn Độ giàu nhất châu Á hưởng lợi từ lệnh cấm vận dầu Nga như thế nào?

Thứ ba, 10/05/2022 06:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xung đột Nga - Ukraine đã tạo ra cơ hội chênh lệch giá hấp dẫn đến mức Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Reliance đã phải hoãn công việc bảo trì tại cơ sở lọc dầu lớn nhất thế giới để sản xuất thêm dầu diesel và naphtha khi giá tăng.

Được biết, nhà máy lọc dầu thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, với kế hoạch thu mua dầu thô Nga với mức chiết khấu cực “hời” sau khi một số tập đoàn của Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp tự trừng phạt đối với nhiên liệu của Nga, đẩy biên lợi nhuận của một số sản phẩm dầu lên mức cao nhất trong ba năm.

Tỷ phú Mukesh Ambani là con trai của Dhirubhai Ambani - người sáng lập nên tập đoàn dệt may, điện, hóa dầu Reliance Industries. Mukesh từng theo học đại học St. Xavier tại Mumbai và đăng ký học MBA tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, ông đã thôi học để về giúp cha mình xây dựng công ty.

ty phu nguoi an do giau nhat chau a huong loi tu lenh cam van dau nga nhu the nao hinh 1

Các nhà máy lọc dầu kép khổng lồ của Reliance có thể xử lý khoảng 1,4 triệu thùng mỗi ngày, chủ yếu là các loại dầu thô. Ảnh: Bloomberg.

Trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, ông đã được tiếp quản công ty Công nghiệp Reliance. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, hiện đã giúp ông lọt vào top những doanh nhân thành đạt, và tỉ phú “khét tiếng” tại Ấn Độ, thậm chí toàn châu Á.

Kể từ khi lên nắm giữ chức vụ cao nhất, tỷ phú Mukesh Ambani đã đưa Reliance Industries Ltd trở thành một tập đoàn quốc tế, là một trong các công ty hàng đầu thế giới về hóa dầu. Ông đã chỉ đạo xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Ấn Độ tại Jamnagar, biến nơi đây trở thành một trong những trung tâm lọc dầu của thế giới.

Nhà máy lọc dầu đôi khổng lồ của công ty Reliance có thể xử lý khoảng 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Công ty cũng được chú ý vì tính linh hoạt trong kinh doanh dầu mỏ, cho phép công ty thu được lợi nhuận từ những biến động giá cả.

"Chúng tôi đã giảm chi phí nguyên liệu bằng cách tìm các thùng dầu được chênh lệch giá trên thị trường", Giám đốc Tài chính Liên hợp V. Srikanth phát biểu trong một cuộc họp báo vào cuối tuần trước.

Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ rất biết cách tận dụng những ưu thế của mình trên thị trường năng lượng đầy dẫy nhưng biết động như hiện tại.

Bằng chứng là việc thu gom các thùng dầu giảm giá mà Mỹ và các đồng minh “hắt hủi” để cô lập Nga cũng như nguồn thu tài chính của nước này.

Được biết, các dòng chảy dầu của Nga đến Ấn Độ không bị trừng phạt, và lượng mua này không đáng kể so với tổng mức tiêu thụ của Ấn Độ, thế nên bất kì biến động nào xảy ra sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nước này.

Bên cạnh đó, việc tăng thu mua sẽ giúp quốc gia này hạn chế lạm phát leo thang nhanh, tránh thúc đẩy các cuộc biểu tình ở các khu vực khác của tiểu lục địa.

Theo hãng tin Bloomberg, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới đã mua hơn 40 triệu thùng dầu thô của Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng Hai.

Theo báo cáo của công ty, tỷ suất lợi nhuận của dầu diesel đã tăng 71% so với quý trước trong tháng 1 và tháng 3, trong khi tỷ suất lợi nhuận xăng tăng 17% và giá hỗn hợp naphtha (được sản xuất từ khí tự nhiên ngưng tụ) đã tăng 18,5%.

Với tư cách là gã khổng lồ về công nghiệp hoá dầu, chắc hẳn công ty sẽ “thu về một mối”.

Thế nhưng, công ty Công nghiệp Reliance Industries có trụ sở tại Mumbai đã công bố lợi nhuận hàng quý thấp hơn dự kiến vào thứ Sáu (6/5) do các khoản nợ thuế cao hơn và chi phí ở các bộ phận khác của công ty lớn hơn lợi ích từ xuất khẩu nhiên liệu.

Trong ba tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 3, thu nhập ròng tăng 22% lên 162 tỷ rupee (2,1 tỷ USD), thấp hơn so với mức lợi nhuận 168,2 tỷ rupee dự kiến trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.

Ông Srikanth cho rằng: "Nhập khẩu dầu diesel giảm từ Nga và dự trữ trên toàn thế giới thấp" sẽ giúp tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, khả năng bị gián đoạn do bùng phát đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc, cũng như các khó khăn khác trong chuỗi cung ứng, có thể làm giảm nhu cầu nguồn cung dầu mỏ, cũng như các mặt hàng năng lượng khác.

Lê Na (Theo Al Jazeera)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp