(CLO) Sử dụng đất sai mục đích, tự ý xây dựng nhà xưởng trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường, nghiêm trọng hơn Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long ngang nhiên lấn chiếm đất công xây dựng 1 trạm biến áp trên diện tích đất do UBND xã Nhuận Trạch quản lý.
Vì sao sai phạm này diễn ra trong thời gian dài nhưng vẫn chưa có cơ quan chức năng xử lí dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân.
Quyết định vẫn nằm trên giấy
Ngày 8/7/2020, Sở KH&ĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho Công ty CP sữa chua trân châu Hạ Long tại địa chỉ thôn Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). Được biết, công ty được xây dựng, sản xuất kinh doanh trên thửa đất mang tên ông Nguyễn Trung Tuấn, Lê Hồng Huy, Phạm Mạnh Hà
Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động sản xuất, Công ty CP sữa chua trân châu Hạ Long liên tục bị người dân và chính quyền chỉ ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, môi trường.
Cụ thể, ngày 26/5/2020, tổ công tác của UBND xã Nhuận Trạch đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản đối với người đại diện phía công ty về hành vi chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý về xây dựng, môi trường, đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ một ngày sau, UBND xã Nhuận Trạch đã lập báo cáo gửi về phòng Kinh tế hạ tầng huyện Lương Sơn về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã. Tuy nhiên, không hiểu tại sao mãi tới ngày 23/7/2020, phòng Kinh tế hạ tầng mới lập biên bản vi phạm hành chính số 12/BB-VPHC đối với ông Nguyễn Trung Tuấn?
Sau khi tiếp nhận báo cáo từ xã Nhuận Trạch và phòng Kinh tế hạ tầng, ngày 28/7, ông Nguyễn Văn Danh - Phó Chủ tịch huyện Lương Sơn (nay là Chủ tịch) đã ra Quyết định số 2438/QĐ-XPVPHC – Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng (xây xưởng sản xuất với tổng diện tích xây dựng khoảng 1.190 m2) với mức phạt bằng tiền là 20 triệu đồng.
Nội dung quyết định cũng nêu rõ: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính ông Nguyễn Trung Tuấn phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, ông Nguyễn Trung Tuấn không xuất trình với người ra Quyết định xử phạt giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình và dừng cung cấp điện để đảm bảo an toàn cho công tác tháo dỡ”.
Tiếp đó, ngày 26/10/2020, UBND huyện Lương Sơn ra Văn bản số 1430-UBND/VP về việc xử lý vi phạm của Công ty CP sữa chua trân châu Hạ Long. Theo đó, yêu cầu Công ty CP sữa chua trân châu Hạ Long tạm dừng hoạt động để hoàn thiện các thủ tục đầu tư; yêu cầu công ty di dời trạm biến áp đã lắp đặt trên đất của UBND xã Nhuận Trạch quản lý. UBND huyện giao phòng Kinh tế và hạ tầng tham mưu UBND huyện ban hành thông báo về việc tự tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng, do đã quá thời hạn khắc phục hậu quả. Phòng Y tế phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra về an toàn, chất lượng sản phẩm. Phòng Tài nguyên và môi trường kiểm tra về môi trường. Điện lực Lương Sơn tạm thời ngưng cung cấp điện phục vụ công tác tháo dỡ, di dời trạm biến áp xây dựng trái quy định. Đối với UBND xã Nhuận Trạch cần theo dõi, giám sát việc công ty có tiếp tục hoạt động hay không.
Đến ngày 05/11/2020, UBND huyện Lương Sơn tiếp tục ra Văn bản số 100-TB-UBND về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm. Nội dung văn bản nêu rõ yêu cầu ông Nguyễn Trung Tuấn phải thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày thông báo. Hết thời hạn, ông Tuấn không thực hiện thì bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật
Đến nay đã bước sang năm 2021, quyết định trên đã hết hiệu lực, phía Công ty CP sữa chua trân châu Hạ Long vẫn hoạt động sản xuất mà không thấy có cơ quan chức năng nào đứng ra ngăn chặn, xử lý. Dư luận đặt câu hỏi: Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long đang coi thường pháp luật hay UBND huyện Lương Sơn ‘bất lực’ trước trước những sai phạm, ban hành những văn bản cho có?
Doanh nghiệp hưởng lợi, người dân gánh hậu quả
Theo người dân tại thôn Suối Sếu A, Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long mới đi vào hoạt động sản xuất đã đem lại nguồn thu lợi nhuận hàng chục tỉ đồng mỗi tháng về công ty, nhưng chính vì hoạt động làm ăn còn nhiều vi phạm này gây thiệt hại rất lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong quá trình sản xuất, công ty xả nước thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý gây mùi hôi, thối ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân và mỹ quan của xã nông thôn mới.
Trao đổi với phóng viên, Ông Hoàng Văn Thống, Chủ tịch xã Nhuận Trạch cho biết: “Chúng tôi sống cùng nhân dân, chứng kiến các vụ việc trên, người dân rất bức xúc, rất nhiều lần họp cử tri người dân phản ánh việc gây ô nhiễm môi trường và yêu cầu doanh nghiệp tháo dỡ những sai phạm và chuyển đi nơi khác nhưng không có kết quả. Thẩm quyền của xã còn hạn chế nên chưa xử lí được vụ việc này’’
Nghiêm trọng hơn, việc xả nước thải trực tiếp ra môi trường khiến cá của người dân chết hàng loạt mà phía công ty không có sự hỗ trợ, đền bù. Vấn đề này, ông Thống thừa nhận có sự việc trên. Cụ thể trường hợp ông Nguyễn Văn Điền sống gần công ty có nuôi cá nhưng do nước thải gây ô nhiễm khiến cá chết mất vài tấn khiến gia đình ông Điền cũng ‘’sống dở, chết dở’’ vì thiệt hại về kinh tế quá lớn.
Theo ông Thống, quan điểm của xã là không ủng hộ Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long, hiện nay phía công ty chưa có hồ sơ về môi trường, thủ tục thuê đất, chưa cấp giấy chứng nhận đầu tư, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt xây dựng trạm điện trên đất công trái phép và dựng nhà xưởng trái phép. Chúng tôi nhiều lần đề nghị phía Điện lực Lương Sơn ngừng cắt điện nhưng phía điện lực vẫn cố tình không cắt, tiếp tay cho sai phạm của công ty.
Đại diện lãnh đạo xã cũng thẳng thắn thừa nhận để xảy ra những vi phạm này, lỗi một phần của xã đã quản lí không tốt, ngăn chặn chưa kịp thời nên mới để Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long ngang nhiên hoạt động mà chưa bị xử lí.
Trước vấn đề nêu trên, đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lương Sơn vào cuộc kiểm tra làm rõ và xử lí những sai phạm Công ty CP Sữa chua trân châu Hạ Long để người dân địa phương được sống yên ổn và tránh tình trạng đơn thư kiện cáo kéo dài.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 25/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù; riêng phía Đông từ chiều tối có mưa rải rác. Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa to và dông; riêng khu vực Thanh Hóa - Nghệ An có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Trong nỗ lực gia tăng sức mạnh quân sự, Ukraine muốn gia nhập nhóm các quốc gia có khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo. Nhưng quá nhiều yếu tố đang làm khó đối với chương trình tên lửa của Kiev.
(CLO) Volkswagen đang đối mặt với cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc, khi doanh số bán hàng giảm 12% trong năm nay, giữa sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nội địa như BYD.
(CLO) Trong những ngày gần đây, thị trường vàng trong nước chứng kiến những biến động mạnh mẽ. Giá vàng, sau một thời gian giảm sâu khiến nhiều người bán tháo để cắt lỗ lại bất ngờ quay đầu tăng dựng đứng, khiến không ít nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.
(CLO) Nghè Nguyệt Viên là một di tích lịch sử – văn hóa – kiến trúc nghệ thuật độc đáo của làng cổ Nguyệt Viên, nay thuộc xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Nghè Nguyệt Viên là nơi thờ cúng Thành hoàng làng – công chúa Mai Hoa cùng 18 vị tiến sĩ làng khoa bảng.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
(CLO) Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Đặc biệt, nghệ nhân nơi đây đã “hồi sinh” lụa Vân, một trong những báu vật của làng nghề.
(CLO) Ngày 24/11, Công an TP Hà Nội cho biết, vừa triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
(CLO) Bầu trời Hà Nội mù mịt, chất lượng không khí ở mức xấu, nhiều nhà cao tầng mờ trong lớp bụi trắng. Đa số người dân ra đường hôm nay đều phải chủ động đeo thêm khẩu trang nhằm hạn chế ô nhiễm.
(CLO) Ngày nay, việc triển khai bệnh án điện tử, tích hợp các dữ liệu đã mang lại nhiều tiện lợi cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí và quản lý đối với cơ sở y tế
(CLO) Năm 2025, TP Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh thành trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa
(CLO) CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) mới hoàn thành 56% mục tiêu doanh thu năm 2024. Công ty đang tăng cường huy động vốn từ kênh trái phiếu, tổng nợ vay đã tăng thêm 3.210 tỷ đồng.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.