'Úc nên buộc Meta phải tiếp tục trả tiền cho tin tức'

Thứ năm, 06/06/2024 18:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Úc nên buộc Meta phải tiếp tục trả tiền cho các tổ chức tin tức về nội dung báo chí xuất hiện trên Facebook và áp đặt quy định rộng hơn đối với các công ty truyền thông xã hội, theo một giám đốc cấp cao của tập đoàn truyền thông News Corp cho biết.

Meta cho biết vào tháng 3 rằng họ sẽ ngừng trả tiền cho nội dung báo chí ở Úc. Chính phủ Úc hiện đang xem xét liệu có nên áp dụng luật năm 2021 để buộc họ phải làm như vậy hay không.

“Meta phải được chỉ định theo Bộ luật thương lượng truyền thông và được yêu cầu đàm phán một cách thiện chí”, chủ tịch điều hành chi nhánh News Corp ở Úc, Michael Miller cho biết trong bài phát biểu tại Canberra.

Ông nói: “Chúng ta đã có một thỏa thuận – và họ đã bỏ đi. Tôi tin rằng họ có nghĩa vụ gia hạn các thỏa thuận và tôn trọng luật pháp của chúng ta. Chúng ta không thể để mình bị bắt nạt".

uc nen buoc meta phai tiep tuc tra tien cho tin tuc hinh 1

Ảnh: Reuters

Khi được Reuters hỏi về vấn đề này, Meta chỉ ra một nguồn dữ liệu cho thấy sự quan tâm đến tin tức trên nền tảng của họ đang giảm dần và coi rằng các nền tảng của họ như Facebook hay Instagram là kênh phân phối miễn phí cho các tổ chức truyền thông.

Ngược lại, các nhà xuất bản cho rằng Facebook và những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) khác đang thu lợi từ doanh thu quảng cáo nhờ những liên kết và thông tin báo chí mà người dùng hoặc các tổ chức đăng lên nền tảng của họ.

Meta đã đạt được các thỏa thuận trả tiền cho các công ty truyền thông Úc vào năm 2021, song hầu hết đều hết hiệu lực trong năm nay.

Bởi vậy, nếu chính quyền Úc quyết thực thi luật năm 2021 nhằm buộc các Big Tech trả tiền cho báo chí, Meta có thể lại chặn người dùng đăng lại các bài báo như đã làm trong thời gian ngắn ở Úc vào năm 2021 và đã làm từ năm 2023 ở Canada - điều này đã làm gia tăng các nguồn tin sai lệch trên các nền tảng của Meta.

Trong bài phát biểu của mình, Miller cũng chỉ trích tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần và việc nó khuếch đại các trò lừa đảo cũng như các tệ nạn xã hội khác.

Ông đã đề xuất một khung pháp lý cho các công ty công nghệ như Meta, TikTok và X để bảo vệ người dân. Điều này sẽ bao gồm việc buộc các công ty phải chịu trách nhiệm về tất cả nội dung trên nền tảng của họ, cũng như các vi phạm bản quyền hay các khiếu nại pháp lý.

Ông nói rằng các công ty không tuân thủ các quy tắc này sẽ bị cấm vào thị trường Úc. Người phát ngôn của Meta cho biết: "Ý kiến cho rằng Meta không tôn trọng luật pháp hoặc tiêu chuẩn cộng đồng của Úc là vô lý".

Hoàng Hải (theo Reuters)

Bình Luận

Tin khác

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

Thêm Amazon vào tầm ngắm của Đạo luật kỹ thuật số của châu Âu

(CLO) Ủy ban châu Âu (EC) đã yêu cầu Amazon cung cấp thêm thông tin về các biện pháp mà gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ đã thực hiện để tuân thủ các nghĩa vụ theo Luật Dịch Vụ Kỹ Thuật Số (DSA).

Báo chí - Công nghệ
Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

Lượng khí thải của Google tăng gần 50% do sử dụng AI tăng đột biến

(CLO) Lượng khí thải nhà kính của Google đã tăng vọt 48% trong năm qua do mở rộng các trung tâm dữ liệu hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI), đe dọa mục tiêu "phát thải ròng bằng 0" vào năm 2030 của gã khổng lồ công nghệ này.

Báo chí - Công nghệ
New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

New Zealand thúc đẩy luật buộc các Big Tech phải trả tiền cho báo chí

(CLO) New Zealand sắp tiến hành một dự luật buộc các nền tảng của những công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho các tổ chức truyền thông để có được tin tức báo chí.

Báo chí - Công nghệ
Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

Úc ra 'tối hậu thư' bảo vệ trẻ em đối với các nền tảng trực tuyến

(CLO) Úc đã cho ngành công nghiệp internet nước này 6 tháng để đề ra một bộ quy tắc chi tiết cách ngăn trẻ em xem nội dung khiêu dâm và không phù hợp trực tuyến khác.

Báo chí - Công nghệ
Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

Meta bị cáo buộc vi phạm luật pháp châu Âu với dịch vụ 'không quảng cáo'

(CLO) Công ty mẹ của Facebook là Meta đã bị cáo buộc vi phạm các quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số mới của châu Âu về mô hình quảng cáo "trả tiền hoặc đồng ý".

Báo chí - Công nghệ