Thanh Hoá: Đào cổ, bưởi thế nhộn nhịp xuống phố
(CLO) Những ngày qua, nhiều tiểu thương đang tất bật huy động người và phương tiện, xe cẩu để vận chuyển đào quất, bưởi cảnh, cùng các loại hoa Tết đến các điểm bán ở thành phố Thanh Hóa.
Theo dõi báo trên:
Bằng việc chính thức dừng quá cảnh nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu, chính quyền Kiev đã không cho phép đối thủ Nga kiếm tiền từ việc cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU).
Theo ước tính, tập đoàn Gazprom sẽ mất gần 5 tỷ USD tiền bán khí đốt cho châu Âu. Rõ ràng là Naftogaz của Ukraine cũng sẽ mất khoảng 700-800 triệu USD phí quá cảnh hằng năm, nhưng có vẻ con số này không được chính quyền Kiev quá quan tâm bởi ngân sách Ukraine hiện nay về cơ bản hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ các nước phương Tây.
Liên minh châu Âu không thể hiện sự phản đối mặc dù đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức mới. Do bị mất đi khoảng 40 tỷ mét khí đốt mỗi năm, vấn đề an ninh năng lượng của châu Âu sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ, mà rõ nhất là giá khí đốt sẽ leo thang (vốn đã ở mức ổn định trên 450 USD/1.000 mét khối).
Tuy nhiên, xét ở góc độ chính trị, quyết định của Kiev mang lại lợi ích cho EU khi “nắn gân” các nước thành viên vốn được xem là “cái gai” trong khối đoàn kết của châu Âu, là Hungarya, Slovakia.
Dự trữ khí đốt ở Slovakia sẽ cho phép nước này tồn tại mà không cần nguồn cung từ Nga trong thời gian không quá 6 tháng. Rõ ràng là trong thời gian này, Slovakia sẽ không có đủ thời gian để tiếp cận Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, và điều này nhiều khả năng sẽ buộc Slovakia phải “cúi đầu” trước Brussels để tránh một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn diện. Điều tương tự cũng xảy ra với Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban, mặc dù sự phụ thuộc của Hungary vào khí đốt từ Nga có phần ít hơn.
Mỹ có lẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định của Ukraine. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã yêu cầu EU mua thêm dầu và khí đốt của Mỹ để cân bằng cán cân thanh toán thương mại giữa hai bên. Giới phân tích cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump thắng cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11/2024 và đưa ra những tuyên bố gây sốc khiến cho các đồng minh của Mỹ, trong đó có Ukraine đặc biệt lo ngại về nguy cơ “bị bỏ rơi” trong cuộc đối đầu với Nga.
Những bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump cho thấy rằng, chỉ bằng cách mang lại lợi ích thực sự cho nước Mỹ, các đồng minh mới tiếp tục nhận được “chiếc ô” an ninh của nước này. Do đó, quyết định “khóa van” của Ukraine sẽ buộc các nước châu Âu phải mua nhiều hơn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ; điều này đồng nghĩa với việc đem lại một nguồn lợi nhuận khá lớn cho Mỹ từ việc bán LNG cho châu Âu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã tận dụng triệt để “con bài” năng lượng để đạt được những ý đồ chính trị. Không chỉ “ghi điểm” trong mắt Mỹ, quyết định của Ukraine còn giúp EU “nắn gân” các đồng minh khó bảo như Hungary hay Slovakia. Nếu không có cơ hội nhận khí đốt của Nga, họ sẽ buộc phải tìm kiếm nguồn thay thế, từ đó trở nên phụ thuộc vào các quốc gia có khả năng tiếp nhận LNG của Mỹ (ví dụ như Ba Lan).
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc dừng quá cảnh khí đốt Nga sang châu Âu có thể sẽ ảnh hưởng đến Ukraine nặng nề hơn các nước khác. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, khí đốt quá cảnh phần lớn đóng vai trò là nguồn cung cấp nhiên liệu ngược cho Ukraine, khi khí đốt của Nga được các thương nhân châu Âu mua lại (nhiều người trong số họ được các công ty Ukraine hậu thuẫn) và quay trở lại Ukraine dưới “vỏ bọc” khí đốt từ EU. Giờ đây, EU sẽ buộc phải bán khí đốt của Mỹ, Na Uy và Qatar với giá sẽ đắt hơn so với nguồn khí đốt từ Nga cho Ukraine. Nếu tính cả chi phí vận chuyển, chắc chắn sẽ khiến Kiev tốn một khoản không hề nhỏ.
Thứ hai, việc dừng quá cảnh khí đốt từ Nga qua châu Âu có thể sẽ phá hủy hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine như một tổ hợp sản xuất thống nhất. Áp suất giảm trong các đường ống dẫn khí sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển khí đốt được sản xuất ở vùng Poltava và Kharkov đến các khu vực phía tây.
Ngược lại, khí đốt từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất (UGS) ở phía tây đất nước sẽ không dễ dàng được vận chuyển đến các khu vực đông dân cư ở miền đông và miền trung Ukraine. Điều này dẫn đến nguy cơ sự phân chia ngày càng sâu sắc ở Ukraine, cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị.
Hùng Anh
(CLO) Những ngày qua, nhiều tiểu thương đang tất bật huy động người và phương tiện, xe cẩu để vận chuyển đào quất, bưởi cảnh, cùng các loại hoa Tết đến các điểm bán ở thành phố Thanh Hóa.
(CLO) Ngày 9/1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, đã khởi tố vụ án "Nhận hôi lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bộ NN&PTNT, Công ty Hoàng Dân và các đơn vị liên quan; đồng thời khởi tố đối với 12 bị can.
(CLO) Mùa Bá Vừ được cho là đối tượng cầm đầu đường dây này, với phương thức, thủ đoạn vô cùng tinh vi. Lợi dụng thông thạo địa bàn, với vỏ bọc là người có chức vụ tại địa phương, Vừ đã cấu kết với các đối tượng cộm cán bên kia biên giới để giao dịch mua bán ma túy, sau đó trung chuyển đi các địa phương khác trong cả nước để tiêu thụ.
(CLO) Chiều 9/1/2025, tại Hà Nội, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức sự kiện công bố Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 quốc gia 2025, đồng thời bốc thăm và xếp lịch thi đấu.
(CLO) Tàu du lịch Anthem of the sea thuộc hãng tàu Royal Caribbean chở gần 4.500 khách du lịch từ Anh, Australia, Mỹ…vừa cập cảng Chân Mây để tham quan thành phố Huế.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 10/1, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Riêng khu vực Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-15 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
(CLO) Ngày 9/1, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quỹ Thiện Tâm-Tập đoàn Vingroup tổ chức trao 500 suất quà Tết Ất Tỵ năm 2025 (mỗi suất quà 600 nghìn đồng) tổng trị giá 300 triệu đồng tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng).
(CLO) Từ ngày 1/1/2025 - 7/1/2025, CSGT TP HCM kiểm tra, phát hiện, xử lý 11.830 trường hợp vi phạm, phạt tiền ước tính 42,5 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 9/1/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND 2 tỉnh: Nghệ An và Bắc Giang.
(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản sẽ tốt lên và cơ hội bùng nổ sẽ dành cho các phân khúc: Thị trường bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, đô thị sinh thái, đô thị thông minh và bất động sản du lịch.
(CLO) Ngày 9/1, luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Tổng thống sẽ chấp nhận phán quyết của Tòa án Hiến pháp, ngay cả khi tòa quyết định cách chức nhà lãnh đạo bị đình chỉ này.
(CLO) Toàn bộ các mẫu ô tô Ford đang bán tại thị trường Việt Nam đều được giảm giá, khuyến mại với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng ngay trong tháng đầu năm 2025.
(CLO) Nam tài xế xe ôm công nghệ cầm dao, mũ bảo hiểm và 3 tài xế xe ôm truyền thống cầm gậy gộc lao vào ẩu đả trước cổng Bệnh viện quận Bình Thạnh (quận Bình Thạnh, TP HCM) làm một người bị thương.
(CLO) Trung Quốc đối mặt làn sóng di cư tài sản khi hơn 13.800 triệu phú rời bỏ quê hương năm 2023, phản ánh niềm tin kinh tế đang giảm sút.
(CLO) Ngày 9/1, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức hội nghị Học tập và triển khai thực hiện chuyên đề năm 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ để nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị; phấn đấu hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025”.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.
(CLO) Các nhà khoa học chỉ ra rằng cơn bão Helene tại Mỹ, cháy rừng ở Amazon, những trận mưa trái mùa cực lớn ở Nam Á và các thảm họa thiên nhiên khác trong năm 2024 đều gây ra nhiều thiệt hại thảm khốc hơn do biến đổi khí hậu.
(CLO) Năm 2024 đã trở thành một năm đầy thử thách, không chỉ vì các biến động địa chính trị mà còn do những xung đột kéo dài và sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ.
(CLO) Chỉ trong vòng một tuần vừa qua, khi thế giới đang nhộn nhịp đón Giáng sinh và Năm mới, thế giới đã xảy ra một loạt vụ tai nạn hoặc sự cố hàng không nghiêm trọng.
(NB&CL) Trong một thời gian dài, cộng đồng quốc tế nói chung từng tin tưởng rằng trật tự thế giới đã định hình và việc Hiến chương Liên hợp quốc được củng cố trong suốt gần 8 thập kỷ sẽ ngăn chặn hoặc sớm chấm dứt chiến tranh ngay khi nó bắt đầu. Nhưng giờ đây, một sự thật đáng buồn là thế giới đang bất lực và bế tắc trước các cuộc xung đột và các điểm nóng địa chính trị trên thế giới!