(CLO) Cũng giống như nhiều vụ ùn ứ hàng hóa xảy ra trong 10 năm qua, một số container vận chuyển hàng nông sản không chờ được, đành phải vứt bỏ hàng tấn nông sản, chấp nhận mất trắng.
Liên quan tới vụ việc 4.100 xe container hàng hóa nông sản bị ùn ứ tại Lạng Sơn, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội khẳng định: Việc hàng nghìn xe nông sản bị ùn ứ tại Lạng Sơn, phần lớn lỗi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.
Theo ông Phú: Câu chuyện hàng hóa, nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Đây là thực trạng đã xảy ra liên tục trong 10 năm qua.
Câu chuyện hàng hóa, nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại cửa khẩu Trung Quốc không phải là chuyện lạ. Đây là thực trạng đã xảy ra liên tục trong 10 năm qua.
Thế nhưng, do tác động của đại dịch COVID-19, và việc thay đổi chính sách nhập khẩu hàng hóa tại các khu vực biên giới của Trung Quốc, nên trong đợt ùn ứ lần này được đánh giá lớn nhất từ trước tới nay.
“Mọi năm, cuối tháng 12 là thời điểm tập kết hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc để phục vụ đất nước tỷ dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thế nhưng, hiện nay, phía Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh rất chặt, họ đưa ra nhiều yêu cầu chặt chẽ khi nhập khẩu hàng hóa ở các cửa khẩu. Điều này dẫn đến hiện tượng ùn ứ là điều dễ hiểu”, ông Phú nói.
Từ lý do này, ông Phú phân tích: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có lỗi khi không quán xuyến được lĩnh vực, ngành nghề do họ quản lý.
Về phía Tổng cục Hải quan, cơ quan này cũng lơ là trách nhiệm, không tham mưu kịp thời cho các Bộ, ngành phụ trách và để gây ra hiện tượng 4.100 xe container, đa phần là hàng nông sản ùn ứ ở khu vực cửa khẩu.
Riêng về Bộ Công Thương, ông Phú rất tiếc khi đơn vị này một lần nữa chủ quan trong vấn đề phát triển các trạm điện, kho lạnh ở khu vực cửa khẩu.
Ngay từ 10 năm trước, trong các đợt công tác ở phía bên kia biên giới, ông Phú nhận thấy phía Trung Quốc đã phát triển đồng bộ kho lạnh, trạm điện, trạm nước nhằm phục vụ công tác xuất nhập khẩu.
Vì vậy, trong trường hợp có hiện tượng ùn ứ, tắc nghẽn cửa khẩu, các thương lái Trung Quốc có thể gửi hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản vào các kho lạnh bảo quản. Đối với các xe container có kho lạnh đằng sau, Trung Quốc cũng có các trạm điện cho các thương lái sử dụng.
Ngược lại, tại Việt Nam, hầu như không có các kho lạnh, trạm điện lớn tại khu vực biên giới, cửa khẩu. Vì vậy, khi xảy ra ùn tắc, các thương lái sẽ chịu thiệt hại rất lớn.
“Trước đây, 2 kỳ Bộ trưởng trước, Bộ Công Thương đã có kế hoạch phát triển một số kho lạnh lớn ở khu vực biên giới phía Bắc, tập trung nhiều ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. Thế nhưng, cho tới hiện nay, kế hoạch này chưa được triển khai”, ông Phú thẳng thắn chia sẻ.
Trước thực trạng không có kho bảo quản, trong trường hợp không thể đưa hàng hóa, nông sản sang bên kia biên giới kịp tiêu thụ, phải nằm chờ từ 10 - 20 ngày, mới tới lượt, điều này có thể khiến hàng chục nghìn tấn nông sản ở các cửa khẩu Lạng Sơn bị hỏng. Lái thương có nguy cơ mất trắng.
Cũng giống như nhiều vụ ùn ứ hàng hóa xảy ra trong 10 năm qua, một số xe container vận chuyển hàng nông sản không chờ được, đành phải vứt bỏ hàng tấn nông sản, chấp nhận mất trắng.
Một số khác “kịp quay đầu” về đồng bằng tiêu thụ, với mức giá rẻ như cho, nhưng quay đầu chưa chắc đã là bờ. Bởi vì, với hàng chục nghìn tấn hàng hóa nông sản, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết.
“Ví dụ, trong đợt ùn ứ lần này có 1.000 tấn mít bị ùn ứ tại cửa khẩu, khi quay về Hà Nội, lực cầu của thành phố chỉ khoảng 100 tấn là cùng. Vậy 900 tấn còn lại, không còn cách nào khác, cũng phải vứt đi. Trừ khi có nhà máy chế biến nông sản nào chấp nhận thu mua, vấn đề này mới tạm thời được giải quyết”, ông Phú nói.
Ngoài lỗi của các cơ quan chức năng, ông Phú nhìn nhận thẳng thắn: Các thương lái của Việt Nam, sau bao nhiêu vụ việc tương tự đã diễn ra trong quá khứ, nhưng vẫn chưa rút kinh nghiệm, tiếp tục đi theo vết xe đổ.
Hiện nay, tỷ lệ hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn đi theo đường tiểu ngạch, tới khu vực giao thương biên giới sẽ có các đội thương lái Trung Quốc “tiền trao, cháo múc”, không hề có hợp đồng ràng buộc nào.
“Khi xảy ra ùn ứ, thì phải chịu, chẳng biết bắt đền ai. Nhưng nếu thương lái biết rút kinh nghiệm khi làm ăn với Trung Quốc, họ sẽ lựa chọn xuất khẩu chính ngạch, dù phải gánh thêm một số chi phí, làm giảm lợi nhuận, thế nhưng, xuất khẩu chính ngạch sẽ có hợp đồng với đối tác nhập khẩu, có sự ràng buộc giữa hai bên, thiệt hại chắc chắn sẽ ít hơn”, ông Phú chia sẻ.
Ông Phú nhấn mạnh: Nói tóm lại, trong vụ việc lần này, lỗi của chúng ta nhiều hơn, chiếm tới 70% - 80%. Vì vậy, trước khi trách ai, trước hết phải tự trách bản thân.
Để ngăn chặn triệt để tình trạng này, ông Phú khuyến cáo các lái thương hàng hóa nông sản nên tìm cách xuất khẩu nông sản bằng đường chính ngạch.
Bên cạnh đó, ông Phú kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc biệt là Bộ Công Thương nên có giải pháp phát triển các kho lạnh ở khu vực biên giới, có thể sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, hoặc huy động doanh nghiệp tư nhân cùng đồng hành.
“Điều quan trọng là các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải Quan phải cùng ngồi lại, tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất, để chấm dứt tình trạng này 1 lần và mãi mãi”, ông Phú nhấn mạnh.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vietnam Airlines kết nối trở lại đồng loạt ba đường bay giữa Việt Nam tới Hong Kong (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việc khai thác trở lại nhiều đường bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay trong khu vực thể hiện rõ cam kết của Vietnam Airlines trong việc đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 1/4/2025, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khai tài khoản O-MAX giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% tổng phí dịch vụ tài chính hàng năm và không phát sinh thêm dù tăng số lượng giao dịch hay sử dụng thêm các dịch vụ khác tại OCB.