(CLO) Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Theo đó, tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, Morocco, ngày 29/11, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17.
So với các làng gốm khác tại một số vùng trên cả nước, gốm của người Chăm chủ yếu là đồ gia dụng, đồ dùng cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề làm gốm được xem là biểu hiện của sự sáng tạo cá nhân do phụ nữ Chăm làm ra trên nền tảng tri thức được lưu truyền trong cộng đồng.
Cách tạo ra các sản phẩm gốm của người Chăm cũng có nhiều độc đáo. Thay vì sử dụng bàn xoay, phụ nữ Chăm di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm không tráng men và được phơi khô, nung ở ngoài trời bằng củi, rơm trong 7 - 8 giờ ở nhiệt độ khoảng 800 độ C.
Nguyên liệu làm gốm (đất sét, cát, nước, củi và rơm) được khai thác tại chỗ. Đất sét được tái sinh theo chu kỳ vài ba năm sau khi khai thác tại cánh đồng Hamu Tanu Halan, bên bờ sông Quao thuộc làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và mỏ đất làng Xuân Quang (cách làng Bình Đức, tỉnh Ninh Thuận 3km về hướng Tây Bắc).
Dụng cụ làm gốm đơn giản do nghệ nhân tận dụng vật liệu tại chỗ như: vòng quơ, vòng cạo (bằng tre) để cạo mỏng thân gốm, và vỏ sò, vải cuộn thấm nước để chà láng thân gốm. Tri thức và kỹ năng làm gốm được trao truyền cho các thế hệ trong gia đình thông qua thực hành.
Việc làm nghề tạo cơ hội cho người phụ nữ Chăm giao lưu, tương tác trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội, cũng như trong việc giáo dục nghề nghiệp cho con cái, nâng cao hơn nữa vai trò của họ trong xã hội. Nghề làm gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm vẫn đang đứng trước nguy cơ mai một vì sự tác động của quá trình đô thị hóa đến khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, sự chậm thích ứng với kinh tế thị trường và thế hệ trẻ ít quan tâm đến nghề.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đáp ứng một trong số những tiêu chí, để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp như:
- Di sản này liên quan đến nghề thủ công truyền thống làm gốm Chăm bằng tay và sử dụng các công cụ đơn giản. Chủ thể văn hóa và người thực hành chủ yếu là phụ nữ Chăm.
- Tri thức và kỹ năng làm nghề được trao truyền trong gia đình, dòng họ và cộng đồng. Việc trao truyền được thực hiện bằng biện pháp kể chuyện và thực hành hàng ngày. Di sản thu hút sự trao đổi và tương tác giữa những người thực hành nghề, các sinh hoạt xã hội và nâng cao vai trò của người phụ nữ Chăm trong xã hội hiện đại.
- Di sản gắn liền với nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, trong đó có các nghi lễ liên quan đến ông tổ nghề làm gốm của người Chăm. Nghề làm gốm của người Chăm góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Chăm ở Đông Nam Á.
Theo nội dung của hồ sơ, hiện nay số lượng nghệ nhân, người thực hành và người học nghề tại các làng gốm còn ít. Dù có nhiều nỗ lực bảo vệ, di sản vẫn có nguy cơ mai một bởi nhiều mối đe dọa khác nhau như sự đô thị hóa ảnh hưởng đến không gian của các làng nghề thủ công truyền thống và ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu sẵn có, chi phí cho nguyên liệu tăng cao, nghệ nhân lành nghề tuổi cao, thế hệ trẻ không hứng thú với nghề, sản phẩm thiếu sự đa dạng… Hồ sơ trình bày chi tiết kế hoạch bảo vệ di sản, kế hoạch này sẽ được thực hiện trong bốn năm từ 2023 - 2026.
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.
14 di sản phi vật thể của Việt Nam từng được vinh danh trước đó là: Nhã nhạc, âm nhạc cung đình Việt Nam triều Nguyễn (2003/2008); Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005/2008); Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009); Hát Ca trù (2009); Hội gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc (2010); Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012); Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (2013); Dân ca ví, giặm Nghệ tĩnh (2014); Nghi lễ và trò chơi kéo co (năm 2015, di sản đa quốc gia, gồm: Việt Nam, hàn quốc, Philippines và Campuchia); Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt (2016); Hát xoan Phú Thọ (2011/2017); Nghệ thuật bài chòi miền Trung Việt Nam (2017); Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (2019); Nghệ thuật Xòe Thái (2021).
(CLO) Ngày 1/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh công bố quyết định về việc thành lập Đảng bộ thành phố Đông Triều theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025.
(CLO) Hai tàu sân bay đang hoạt động của hải quân Trung Quốc - Liêu Ninh và Sơn Đông - đã hoàn thành cuộc tập trận tàu sân bay kép đầu tiên ở Biển Đông, theo CCTV đưa tin hôm 31/10.
(CLO) Bộ Tài chính vừa có đề xuất một số quy định mới về một số trường hợp không được hành nghề kiểm toán, trong đó có trường hợp người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ không được làm trong ngành này.
(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác.
(CLO) Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã đào ít nhất hai chiến hào lớn trên đường bộ và đường sắt tại biên giới với Hàn Quốc sau khi cho nổ tung các tuyến đường liên Triều này vào tháng trước.
(CLO) Hơn một năm sau cuộc chiến ở Gaza, lực lượng Israel đã bắt đầu kiệt sức và thiếu quân, nhất là sau khi mở mặt trận trên bộ ở Lebanon cũng như giao tranh cả với Iran, ở Bờ Tây và Syria.
(CLO) Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Mã: VCG) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 3/2024 với lãi 9 tháng đạt 756 tỷ đồng, hoàn thành 80% mục tiêu. Tuy nhiên dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh giảm 28 lần.
(CLO) Ngày 1/11, Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Trọng Phú – Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Là một trong những công trình trọng điểm của quận Ba Đình, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dần trở thành điểm đến quen thuộc và thú vị đối với người dân thủ đô.
(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.
(CLO) Hoạt động khai thác và vận chuyển đất tại phường Bách Quang (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) thời gian quan đã bộ lộ nhiều bất cập; gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
(CLO) Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá: Giá vé tháng liên tuyến với đối tượng ưu tiên là 140.000 đồng; giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi liên tuyến là 280.000 đồng;...
(CLO) 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 thành phố mới của Hà Nội sắp tới đều nằm trong danh sách các khu vực được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
(CLO) Đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ vẫn là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga đến Hungary vì đường ống Adria từ Croatia đang thiếu hụt công suất, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
Ngày 29/10/2024, tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.
(CLO) Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ trình chiếu sẽ chính thức đi vào hoạt động từ hôm nay (1/11)
Chiều 30/10, huyện Định Hóa tổ chức công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
(CLO) Bộ VHTT&DL vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuẩn bị lập hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).
Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và đơn vị chủ nhà Lạng Sơn tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4/11. Ngày hội thu hút gần 1.000 cán bộ, diễn viên, nghệ nhân, vận động viên 8 tỉnh tham gia.
Đồng bào dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên có kho tàng văn học phong phú, trong đó có múa Tắc Xình. Một vũ điệu gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, nên dù trải bao thăng trầm của xã hội, múa Tắc Xình vẫn giữ được nét nguyên xưa độc đáo.
Sáng 30/10, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Toạ đàm: “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Tối 29/10, UBND huyện Định Hóa tổ chức Liên hoan Sắc màu văn hóa các dân tộc ATK Định Hóa năm 2024. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm chào mừng Lễ đón Huân chương Lao động hạng Ba và công bố quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.