(CLO) Thúc đẩy ứng dụng Blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không chỉ cần sự hỗ trợ phát triển công nghệ mà còn cần sự ủng hộ từ góc độ pháp lý và tuân thủ.
Blockchain phát triển nhanh chóng nhưng khung pháp lý chưa đầy đủ
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ Blockchain trong nền kinh tế số” do Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức đã diễn ra trong ngày 29/9/2023 trong khuôn khổ Phiên họp toàn thể của Khoa học, Công nghệ và Môi trường lần thứ 7.
Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng việc thúc đẩy ứng dụng Blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không chỉ cần sự hỗ trợ phát triển công nghệ mà còn cần sự ủng hộ từ góc độ pháp lý và tuân thủ.
“Công nghệ Blockchain được biết đến trong 5 năm trở lại đây với những ứng dụng vượt trội trong nhiều lĩnh vực”, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh khi nói về ứng dụng thực tiễn của Blockchain và khung pháp lý để quản lý, phát triển loại hình này.
Ông cho biết: Quốc hội đánh giá cao tiềm năng của công nghệ Blockchain và đang tích cực tiếp cận theo hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam.
Thúc đẩy ứng dụng Blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số không chỉ cần sự hỗ trợ phát triển công nghệ mà còn cần sự ủng hộ từ góc độ pháp lý và tuân thủ. Ảnh: Hà Linh
Ông Huy đặt vấn đề với Hội thảo: Hướng phát triển công nghệ Blockchain thế nào? Ứng dụng công nghệ Blockchain đặt trong phát triển nền kinh tế như thế nào? Môi trường thể chế chính sách như thế nào để thụ hưởng tối ưu lợi thế của công nghệ và kiểm soát rủi ro trong ứng dụng là những thách thức đang đặt ra với công nghệ mới này.
Blockchain phát triển nhanh chóng, nhưng khung pháp lý chưa đầy đủ nên đang có nhiều khúc mắc và băn khoăn từ phía người dùng và phía quản lý nhà nước. Thậm chí đây cũng là lĩnh vực nhiều rủi ro bị kẻ xấu và tội phạm lợi dụng.
Đơn cử như tiền mã hoá (tiền kỹ thuật số, tiền ảo) dù ở Việt Nam chưa được công nhận, song trên thực tế vẫn diễn ra các giao dịch. Tiền mã hoá được sử dụng để thanh toán song không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này? Trên thế giới nhiều vụ rửa tiền liên quan đến tiền ảo bị bắt giữ.
Ở Việt Nam, từ năm 2017 đến 2023, Việt Nam ghi nhận hai vụ án liên quan đến tiền ảo và Blockchain. Thứ nhất là vụ án kinh tế hồi tháng 9/2017, Cơ quan thuế Bến Tre một thợ đào bitcoint 2,6 tỷ đồng tiền nhưng cơ quan thuế đã thất bại vì luật pháp chưa công nhận bitcoin là một tài sản pháp lý. Thứ hai là vụ án hình sự cướp tài sản ảo hồi tháng 5/2023 tại TP HCM có trị giá 37 tỷ đồng. Đối tượng cướp đã lấy USB chứa thông tin về mã khóa cá nhân, và chuyển bitcoin từ ví của nạn nhân sang ví mình.
Những vụ việc này được nêu lên để thấy, cần sớm có khung pháp lý đầy đủ và phù hợp để bảo vệ người dùng và nhà đầu tư, để phòng chống và giảm thiểu tội phạm tài chính - rửa tiền - tài trợ khủng bố - thao túng thị trường. Đồng thời giảm phát thải khí nhà kính do khai thác tài sản tiền mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vượt trội và nhanh chóng.
Bà Lưu Hương Ly, Trưởng phòng Pháp luật Dân sự, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho biết thêm, một số người khởi nghiệp đang có lo ngại về tài sản ảo, tội phạm lừa đảo khi sử dụng công nghệ mới, trong đó có công nghệ Blockchain. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Cần tiếp cận các hình thái tài sản mới
Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu: Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Blockchain mang lại những lợi ích đặc biệt về kinh tế, xã hội những cũng gây ra các tồn tại vô hình và tạo ra thách thức trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với các nhà lập pháp trong quá trình nghiên cứu và xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, vừa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ, vừa đảm bảo sự quản lý của nhà nước, ổn định tài chính, thúc đẩy sự cạnh tranh minh bạch và công bằng,...
Nhiều quốc gia đã ban hành luật và các văn bản pháp lý tương đương về quản lý tài sản số như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan... Trong đó có những đạo luật đã có hiệu lực thi hành, có những đạo luật chưa được đưa vào thực thi.
Tại Việt Nam, tài sản số tuy chưa có hành lang pháp lý đầy đủ nhưng đã được đề cập tại một số văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự chủ động tiếp cận các vấn đề mới của các cơ quan quản lý và các cơ quan lập pháp trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế số và thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và phát triển nền kinh tế số theo định hướng chỉ đạo Đại hội Đảng XIII.
Các cơ quan nhà nước đã có nhiều động thái tích cực trong việc tiếp cận hình thái tài sản mới này. Đơn cử như Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao phối hợp cùng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tổ chức chương trình tập huấn dành cho các Chánh án, Công tố trên toàn quốc về chủ đề “Tiền điện tử” và những biện pháp truy vết tội phạm liên quan hồi cuối tháng 8 vừa qua.
Gần đây hơn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đồng hành cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức liên tiếp 2 hội thảo về “Phòng chống rửa tiền trong giao dịch tiền điện tử”. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng mới ban hành khuyến cáo về một số sàn giao dịch tiền mã hóa, forex,... hôm 23/9 nhằm bảo vệ người dùng.
Trước đó, các định nghĩa về Tài sản ảo, Nhà cung cấp tài sản ảo đã gián tiếp được thừa nhận khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay mặt Chính phủ Việt Nam ký cam kết với Lực lượng Hành động Tài chính (FATF) nhằm thúc đẩy tăng cường khung thể chế chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố (AML/CFT).
Nhưng bên cạnh những thuận lợi, tiện ích thì các ứng dụng công nghệ mới như Blockchain cũng đặt ra những khó khăn, thách thức.
Việt Nam cần gấp rút nắm bắt thời cơ để triển khai hệ thống pháp lý hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ Blockchain nói riêng, ông Huây phát biểu.
Ông Phan Đức Trung- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain đề xuất các nhà lập pháp tiếp cận các hình thái tài sản mới như: Tiền ảo (VA), tiền mã hoá (CA), tài sản số dưới (DA) góc độ bộ Luật Dân sự năm 2015 trong lúc nghiên cứu, soạn thảo các bộ luật mới.
“Chúng ta cần có sự nghiên cứu về việc thay đổi khung khổ pháp lý để xử lý những vi phạm về tài sản ảo, tiền ảo”, ông Vũ Văn Xứng- Cục trưởng Cục Quản lý Mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), bổ sung thêm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội, những thông tin tại Hội thảo là những gợi mở để các đại biểu nghiên cứu, và có đóng góp thiết thực hơn nữa trong hoạt động của Quốc hội. Đồng thơì thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế số và thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị và phát triển nền kinh tế số theo định hướng chỉ đạo Đại hội Đảng XIII.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường vốn cả về chiều rộng và chiều sâu, quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán ngay trong năm 2025.