Ứng dụng công nghệ trong kiến tạo thành phố thông minh

Chủ nhật, 24/06/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam là quốc đang có xu hướng phát triển đô thị thông minh, dựa trên kinh nghiệm thế giới và các định hướng phát triển đô thị hiện tại trong nước. Tuy nhiên, hiện còn nhiều băn khoăn về việc sử dụng công nghệ nào là thích hợp nhất để xây dựng thành phố thông minh. Đồng thời, xác định rõ các thách thức và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để cùng xây dựng các công nghệ với tính ứng dụng cao để phát triển loại hình đô thị này.

Đô thị thông minh cho Việt Nam là đô thị sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information Communication Technology) và mạng lưới thiết bị kết nối qua Internet (IoT - Internet of Things) để làm nền tảng xây dựng đô thị đáng sống.

Với quy hoạch bền vững, quản lý đô thị hiệu quả và minh bạch, và với tính cạnh tranh đô thị cao về mọi mặt Phát triển “đô thị thông minh” ở nước ta đang ở trong các giai đoạn ban đầu. 

Dù đã nỗ lực thúc đẩy phát triển mô hình này nhưng qua gần 10 năm, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn, dừng lại ở việc xây dựng và phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển đô thị thông minh tại một số đô thị lớn điển hình như TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng. 

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng số hóa và giao thông thông minh là 2 trong số 4 tiêu chí trọng tâm của đô thị thông minh nhưng lại là điều còn hạn chế trong việc xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam. 

Trong bối cảnh nhiều thành phố (TP) của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức về tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, phát triển đô thị thông minh không chỉ là một xu hướng mà còn là giải pháp giúp biến các TP trở nên đáng sống và cạnh tranh hơn. Phát triển đô thị thông minh cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. 

Qua nhiều năm triển khai thí điểm, có rất nhiều những mô hình đô thị thông minh được triển khai trên thế giới như các mô hình đô thị thông minh bền vững, mô hình đô thị thông minh tự thân, mô hình đô thị thông minh gắn với giáo dục… 

4 điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị thông minh liên quan đến cơ sở hạ tầng là Cơ sở hạ tầng số hóa; Giao thông thông minh; Lưới điện thông minh và Tòa nhà thông minh. 

Cơ sở hạ tầng số dựa trên nền tảng điện khí hóa và tự động hóa có thể thúc đẩy hiệu quả dịch vụ thông qua tối ưu hóa vận hành và trang thiết bị, thay đổi mô hình vận hành theo nhu cầu, duy trì và quản lý hệ thống từ xa. 

Báo Công luận
4 điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị thông minh liên quan đến cơ sở hạ tầng là Cơ sở hạ tầng số hóa; Giao thông thông minh; Lưới điện thông minh và Tòa nhà thông minh. Ảnh minh họa

Giải pháp cho giao thông giúp tăng tiện ích của cơ sở hạ tầng, tối ưu hóa công suất hoạt động và tạo nên một chất lượng mới về trải nghiệm cho người sử dụng thông qua số hóa. 

Ví dụ, đường sắt số cung cấp cơ hội cho các TP và các nhà vận hành có thể điều khiển ngành đường sắt một cách tương tác và tự động, đồng thời cung cấp cho hành khách một cấp độ mới về tính kết nối bên cạnh sự thuận tiện và thoải mái khi di chuyển.

 Lưới điện thông minh đem lại sự cân bằng tối ưu giữa cung và cầu về điện, giúp giảm tổng lượng tiêu thụ điện do nhu cầu gia tăng bằng cách trực tiếp kiểm soát các thiết bị điện hoặc thay đổi thói quen của người tiêu dùng. 

Cuối cùng, tòa nhà thông minh sẽ giúp các TP đạt được tiêu chuẩn cao nhất về hiệu quả môi trường, đồng thời giảm lượng điện năng tiêu thụ. Đồng thời, cần phát triển các dịch vụ số chuyên biệt đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của một đô thị và hợp tác trực tiếp với các TP lớn trên thế giới để đảm bảo công nghệ số được tích hợp từ khâu lên kế hoạch.

 Nhờ vậy có thể đem lại lợi ích tức thời như giảm tắc nghẽn, cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo an toàn năng lượng. 

Thời gian qua ước tính có gần 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thỏa thuận hợp tác (MOU) với các doanh nghiệp viễn thông - CNTT trong và ngoài nước để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh. 

Kết quả như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và sự cần thiết đặt ra cũng như chưa làm rõ được các vấn đề cần đặt ra trong một chiến lược tổng thể hợp lý lâu dài cho câu chuyện phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam. 

Việc phát triển đô thị thông minh còn rất nhiều thách thức, trước hết là áp dụng hệ thống công nghệ cao để đưa vào phát triển đô thị bởi điều kiện phát triển cho các đô thị và công trình của Việt Nam chưa đồng bộ, và hạ tầng cũng chưa được phát triển toàn diện. 

Vấn đề thứ hai là sự tiếp nhận của người dân, đặc biệt là người quản lý đô thị. Để sở hữu những căn hộ thông minh trong khu đô thị thông minh thì người dân bắt buộc phải chi trả một chi phí nhất định trong quá trình sử dụng, và chắc chắn là không rẻ. 

Để triển khai có hiệu quả mô hình đô thị thông minh tại Việt Nam, vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay, là xây dựng một chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển đô thị thông minh giúp các đô thị thông minh tương lai của đất nước có thể phát triển khả quan, hài hòa, hợp tác tốt với nhau ngay từ giai đoạn đầu phát triển, hướng đến những mục tiêu giá trị thống nhất và đến việc cùng nhau đem lại hiệu quả cộng hưởng về mọi mặt trong suốt quá trình phát triển đô thị và phát triển quốc gia theo các định hướng. 

Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không tránh khỏi xu thế phát triển mô hình đô thị thông minh. Tuy vậy, có thể chỉ rõ việc ứng dụng đô thị có thể mang lại lợi ích nhiều mặt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nếu phát triển thiếu đồng bộ. 

Nghiên cứu lựa chọn các mô hình đô thị thông minh áp dụng phù hợp với từng loại đô thị cụ thể song song với xây dựng và hoàn thiện một chiến lược lộ trình phát triển hợp lý là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay để mô hình đô thị thông minh trở thành lợi thế phát triển các đô thị Việt Nam trong tương lai./.

Bảo Anh

Tin khác

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

(CLO) Ngày hôm nay (26/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cùng liên danh các nhà thầu đã ký giao ước thi đua với quyết tâm “Vượt nắng thắng mưa - sớm đưa công trình về đích” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Giao thông
Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

(CLO) Việc phạt nguội xe máy góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn là cần thiết nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Giao thông
CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông
Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Giao thông