Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
Theo dõi báo trên:
Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, ngày càng “công khai” hơn, gây thiệt hại không nhỏ đến kinh tế báo chí. Vừa qua Trung tâm Bản quyền số (Hội Truyền thông số Việt Nam) đã chính thức đi vào hoạt động. Đơn vị có chức năng bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí xuất bản, các tác phẩm văn học nghệ thuật..., các lĩnh vực công nghệ số khác.
Ngoài bảo vệ, Trung tâm còn khai thác bản quyền số để phổ biến các tác phẩm số nhiều hơn tới các đối tượng, mang lại lợi ích nhiều hơn cho các nhà sáng tạo nội dung. Để hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cũng như kết quả hoạt động của đơn vị này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số.
Trung tâm Bảo vệ bản quyền số ra mắt và chính thức đi vào hoạt động được khoảng 3 tháng, tính đến nay đã có những kết quả ra sao thưa ông?
Thời điểm này chúng tôi đã ra mắt được một số giải pháp, từ những giải pháp tạm thời là truy quét được phần nội dung các bài báo, hình ảnh (text và hình ảnh) trên báo chí, tiếp theo nữa là quét được âm thanh, video… chúng tôi sẽ có lộ trình từng bước một.
Tất cả lĩnh vực này chúng tôi phải dùng công nghệ để quét, không thể dùng thủ công. Công việc này được triển khai để thực hiện việc minh bạch hóa vấn đề vi phạm bản quyền. Công nghệ sẽ báo về kết quả có sao chép hay không, đây là cách tốt nhất để giaỉ quyết vấn đề vi phạm bản quyền báo chí hiện nay.
Trên môi trường mạng, các đơn vị vi phạm thường dùng công nghệ để vi phạm vì thế chỉ có thể sử dụng công nghệ để làm rõ vi phạm này. Không thể lấy thủ công để chặn người dùng công nghệ để vi phạm.
Về bản chất, Trung tâm là đơn vị cảnh báo, cung cấp dữ liệu về vi phạm bản quyền. Tuy nhiên để đạt được kết quả không thể thực hiện ngày một ngày hai, mà triển khai một cách kiên trì. Ở vấn đề uy tín và minh bạch cơ sở dữ liệu được đặt lên hàng đầu.
Khi có được tập cơ sở dữ liệu đủ lớn, trung tâm sẽ tạo ra được sức hút và sức ảnh hưởng, tiếp tục đóng vai trò là trung gian kết nối các đơn vị. Giữa đơn vị có nguồn nội dung và đơn vị khai thác. Giá trị về tiền của đơn vị khai thác sẽ được chuyển về đơn vị sở hữu nội dung. Chúng tôi xác định trong vòng 3 đến 5 năm tới sẽ xây dựng được cơ sở đủ lớn để làm được việc này.
Vừa qua Trung tâm đã triển khai được ký kết bảo về khai thác với 1 số đơn vị báo chí như: Báo Đại biểu nhân dân, Báo Thiếu niên tiền phong và nhi đồng, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Kênh truyền hình VOV - Đài tiếng nói Việt Nam… việc này được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy mạnh việc bảo vệ bản quyền của các Báo, từ đó tạo điều kiện giữ gìn bản sắc của từng báo.
Với khá nhiều các công việc đang triển khai, chắc hẳn thời gian tới không ít các nhiệm vụ sẽ tiếp tục được thực hiện, thưa ông?
Đúng vậy. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập hợp tổng hợp đủ các đơn vị lớn để tạo ra được cơ sở dữ liệu lớn, tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại, mang tính đồng bộ, tập trung. Về lâu dài, sau khi đã có kết nối được hệ thống các cơ quan báo chí, Trung tâm sẽ có thống kê những đơn vị thường xuyên vi phạm bản quyền, những đơn vị ít vi phạm nhất…Các số liệu thống kê này sẽ được công khai. Dựa vào số liệu thống kê này, những doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quảng cáo với các cơ quan báo chí có thể cân nhắc để hợp tác truyền thông, lựa chọn những cơ quan báo chí uy tín. Chúng tôi sẽ tạo ra một chỉ số thống kê giúp cho việc minh bạch bản quyền.
Thưa ông, vậy Trung tâm Bảo vệ bản quyền số có khác gì so với một số trung tâm về bảo vệ bản quyền đã ra đời?
Hiện nay đã có một số đơn vị quản lý vấn đề bản quyền, nhưng việc ứng dụng công nghệ còn hạn chế, đặc biệt việc công khai số liệu, minh bạch các số liệu về những đơn vị khai thác bản quyền.
Chúng tôi không muốn lập lại câu chuyện đó nên toàn bộ sẽ ứng dụng công nghệ để triển khai. Thu tiền từ việc bán bản quyền sẽ được công khai, quản lý chặt chẽ, từ việc thống kê hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đến công khai đầy đủ nguồn thu...
Để tham gia vào hoạt động của Trung tâm, cơ quan báo chí sẽ tham gia một hệ thống của Trung tâm Bảo vệ bản quyền số, họ sẽ yêu cầu chúng tôi cần bảo vệ những nội dung gì. Có những nội dung cơ quan báo chí muốn bảo vệ như các bài về phóng sự điều tra, bài phỏng vấn độc quyền… nhưng đối với những tin tức thông thường như sự kiện hội nghị, dự báo thời tiết, những tin tức đã có thông cáo báo chí thì có thể không nhất thiết phải bảo vệ.
Hiện nay khó khăn, thách thức lớn nhất mà Trung tâm Bảo vệ bản quyền số gặp phải là gì, thưa giám đốc?
Khó khăn lớn nhất của trung tâm là vấn đề ý thức của người dân về bảo vệ bản quyền báo chí còn chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ chỉ hỗ trợ được phần nào còn chủ yếu là vấn đề nhận thức. Thay đổi này sẽ không chỉ ngày một ngày hai.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chế tài pháp luật về mặt hành chính, thậm chí là hình sự vẫn chưa đủ mạnh, việc thực thi pháp luật ở nước ta còn nhiều tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này.
Khó khăn nữa là việc đầu tư vào công nghệ luôn đòi hỏi chi phí lớn, việc bù đắp chi phí mất rất nhiều thời gian. Để vận hành một cách toàn diện, đầy đủ cả hệ thống nhiều thông tin thì cần một cơ sở dữ liệu đủ lớn. Phải tập hợp được nhiều đơn vị cùng hợp tác với mình, tập hợp được nhiều hình thức báo chí vào một cơ sở dữ liệu. Khi họ cung cấp cơ sở dữ liệu cho mình thì mình cũng phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đủ lớn, máy móc thiết bị hiện đại… để có thể đáp ứng yêu cầu. Để thu hồi lại số vốn bỏ ra thì rất lâu, có thể mất 3 – 5 năm thậm chí là lâu hơn nữa.
Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục không ngừng đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác hiệu quả giữa các đơn vị báo chí - truyền thông; đồng thời khơi dậy lan tỏa tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm việc trong lĩnh vực báo chí.
Xin cảm ơn ông!
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.