Ứng dụng KHCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh

Thứ năm, 08/03/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ngành Da giày Việt Nam đã đạt được những con số hết sức ấn tượng, khi ngành này đạt kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD. Với những con số ấn tượng này, nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng, năm 2018 sẽ là một năm bùng nổ của ngành Da giày và ước tính kim ngạch sẽ đạt con số kỷ lục mới là 20 tỷ USD. Kỳ vọng là vậy, tuy nhiên trước những khó khăn, thách thức trước mắt, liệu ngành Da giày có đạt mục tiêu?

Sự kiện: KHCN

Việt Nam có tận dụng được thời cơ?


Theo số liệu tổng kết của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của toàn ngành đạt 17,93 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2016. Trong đó, 50% kim ngạch xuất khẩu, 45-50% sản phẩm đã được nội địa hóa. Qua đó, nâng mức thu nhập của người lao động tăng lên từ 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu. 
Đối với thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là đối tác lớn nhất của Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu vào đất nước này chiếm đến 34%, tiếp đến là Liên minh châu Âu (EU) khi chiếm đến 11% giá trị xuất khẩu. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, ngoài việc kim ngạch xuất khẩu đạt con số ấn tượng, điều khiến ngành Da giày Việt Nam có thể tự hào chính là số lượng doanh nghiệp (DN) làm hàng có tỷ trọng chất xám cao ngày càng gia tăng, với giá bình quân cao hơn nhiều hàng đại trà, chính điều này đã thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng.
Về vấn đề này, Chủ tịch Lefaso Nguyễn Đức Thuấn cho rằng, hiện nay nhu cầu thị trường của ngành công nghiệp thời trang thế giới vào khoảng 400 tỷ USD, trong đó, ngành Da giày đang giao dịch vào khoảng 150 tỷ USD. Như vậy, dư địa để phát triển cho ngành Da giày Việt Nam còn rất lớn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Da giày thế giới dự đoán, vào khoảng năm 2020-2025 ngành sẽ tăng trưởng 25%/năm. 

Báo Công luận
 DN trong nước cần tăng cường áp dụng KHKT nâng cao mức cạnh tranh với ngành Da giày thế giới.

Theo những dữ liệu trên có thể thấy, hiện ngành công nghiệp Da giày Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh và tiềm năng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN Việt vẫn chưa tận dụng được thời cơ, vì sao? Chia sẻ về vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso cũng cho biết, trong giai đoạn tới, ngành Da giày và túi xách vẫn phải đối diện với 4 thách thức lớn, đó là: phí nhân công cao, xu thế áp dụng tự động hóa, chính sách bảo hộ đang có xu hướng quay lại và sự cạnh tranh thị trường ngày càng mạnh.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng NSLĐ, giúp ổn định nhân công nhưng việc tự động hóa cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi qua khảo sát, hiện nay 75% doanh nghiệp trong ngành rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng tự động hoá, chỉ 25% bắt đầu ở quy mô nhỏ và dưới 5% có kế hoạch xây dựng.

Cùng chung quan điểm với bà Xuân, ông Thuấn khẳng định, thế giới đang rất sôi động với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do đó doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, cần phải thay đổi về tầm nhìn, phương thức quản lý và quá trình đầu tư. Việc đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn nhưng cần thiết vì giúp thay thế được một phần lao động. Ví dụ như một chiếc máy cắt đã có thể thay thế cho 4 lao động, nâng cao chất lượng và kiểm soát tốt độ đồng đều của sản phẩm.

Còn nhiều thách thức…

Việc kim ngạch xuất khẩu của ngành Da giày đạt con số ấn tượng, là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ các DN phát triển. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt ngành Da giày Việt Nam phải đối mặt trong năm 2018 là rất lớn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh với các DN trên thế giới, khi các DN này bắt đầu tính năng suất lao động (NSLĐ) theo giờ. 

Được biết, hiện nay trên thế giới, NSLĐ của nhiều doanh nghiệp đạt 1,2 đôi/h trong khi Việt Nam mới chỉ đạt 0,7 đôi/h. Đây là vấn đề lớn không chỉ của ngành Da giày mà còn là vấn đề của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến thời điểm này, năng suất lao động (NSLĐ) của ngành cũng đạt tương đối cao, mỗi lao động đạt từ 25.000-27.000 USD đầu người/năm đối với những doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp trung bình khoảng 18.000 USD/đầu người/năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ khoảng 12.000 USD/đầu người/năm. Đây là một con số khá cao so với thu nhập trung bình của Việt Nam, tuy nhiên, so với thế giới, NSLĐ này mới chỉ ở mức trung bình. 

Do đó, Chủ tịch Lefaso cũng cho rằng, Việt Nam cần phải có biện pháp cụ thể để tăng NSLĐ. Cần có một hội đồng chuyên môn thống kê về NSLĐ của từng ngành và cả quốc tế để biết chúng ta đang ở đâu để có biện pháp nâng cao năng lực phát triển và cạnh tranh. Chúng ta phải tìm cách đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào để làm sao NSLĐ của Việt Nam đạt tối thiểu 90% NSLĐ của thế giới. Chúng ta phải cụ thể hóa đến từng khâu mới có thể thay đổi được vấn đề NSLĐ. Theo tôi biết, các thành viên của Hiệp hội da giày túi xách Việt Nam đều lo sợ trước việc NSLĐ của ngành trên thế giới đang tăng cao.  

Để hạn chế những khó khăn trước mắt, Chủ tịch Lefaso Nguyễn Đăng Thuấn cho rằng, hiện Lefaso đã thành lập được một trung tâm nghiên cứu phát triển để tìm ra giải pháp tăng NSLĐ. Vấn đề mấu chốt để giải quyết tăng NSLĐ là sử dụng các nền tảng tự động số để quản trị doanh nghiệp. Được biết, Hiệp hội đã thí điểm ở một số doanh nghiệp sau đó sẽ mở rộng ra các doanh nghiệp khác; việc tiếp theo là áp dụng công nghệ của hệ thống tích hợp để phù hợp với nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Đắc Nguyên - Tuấn Kiệt 

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp