(CLO) Việc TP. Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại quận Hoàn Kiếm rồi mở rộng ra các khu vực là cần thiết. Tuy nhiên điều này sẽ có tác động lớn đến đời sống nhân dân nên cần được thực hiện theo lộ trình, có tính toán cụ thể.
Mùa hanh khô, không khí tại Thủ đô luôn trong tình trạng ngột ngạt. Giờ cao điểm giao thông đã qua nhưng Hà Nội vẫn chìm trong sương mù. Không khí đặc quánh, mù mịt là điều mà người dân có thể dễ dàng quan sát được trong những ngày qua.
Sinh sống nhiều năm tại Hà Nội, ông Toán (67 tuổi) cho biết: “Những năm gần đây, cứ vào thời điểm giao mùa là không khí lại ngày càng ngột ngạt. Khói bụi mịt mù từ khí thải phương tiện, hoạt động xây dựng,... cùng với thời tiết khô hanh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người già và trẻ nhỏ.
Đã có tuổi, cũng muốn thường xuyên đi bộ dạo phố, đánh cờ ngoài công viên với bạn già để rèn luyện sức khỏe, thoải mái đầu óc nhưng với tình trạng không khí như vậy cách tốt nhất là ở trong nhà đóng kín cửa”, ông Toán nói.
Còn với bà Mây (trú tại quận Cầu Giấy), sau khi nghỉ hưu bà cũng vui vầy bên con cháu, ở nhà trông cháu nội được 3 tuổi. Tuy nhiên, ban ngày bà chỉ dám cho cháu dạo quanh khu công viên khoảng 10 - 15 phút mà không dám ở ngoài trời quá lâu.
“Mùa này không khí Hà Nội cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nhất là đường hô hấp. Máy lọc không khí nhà tôi chỉ vài ngày là lại bám đầy bụi mới thấy được không khí xấu ở mức nào”, bà Mây chia sẻ.
Chị Dịu (một nhân viên văn phòng làm việc tại quận Thanh Xuân) ngao ngán khi mỗi ngày phải di chuyển từ nhà đến công ty, dù quãng đường không dài lắm nhưng giao thông lúc nào cũng ùn tắc rồi khói bụi ngột ngạt.
Một ngày mình chỉ đi từ nhà đến công ty và quay trở lại nhưng đến tối tắm rửa, mặt luôn đen bẩn, gỉ mắt, mũi cũng nhiều. Các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để cải thiện vấn đề này.
Sáng 11/11, theo Cổng thông tin quan trắc chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các điểm quan trắc tại đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) và đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai) lúc 9h sáng chất lượng không khí đều rất kém - ở ngưỡng cảnh báo tím.
Số liệu thống kê của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho thấy, hiện thành phố có tới hơn 8 triệu phương tiện giao thông với khoảng 1,1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy. Cùng với đó có trên 1 triệu phương tiện từ các địa phương khác thường xuyên lưu thông trên địa bàn Thủ đô. Đây được đánh giá là một trong những nguồn phác thải lớn gây ô nhiễm môi trường.
Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội thông qua tháng vào 6/2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nêu khái niệm vùng phát thải thấp (LEZ) là khu vực được xác định để hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí.
Hạn chế phương tiện cá nhân là giải pháp quan trọng
Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo, việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian vừa qua cũng đã được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm, tập trung đầu tư nhiều nguồn lực nhưng vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân.
Tuy nhiên hệ thống giao thông công cộng phát triển chưa tương xứng quy mô đô thị, chủ yếu vẫn là xe buýt, mới chỉ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Một trong số đó đến từ việc kết cấu hạ tầng giao thông bị quá tải. Nhiều tuyến đường hiện nay, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông vượt quá rất nhiều lần so với lưu lượng thiết kế ban đầu.
Để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm ùn tắc giao thông, UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp.
Sở GTVT Hà Nội sẽ tham gia đóng góp ý kiến về các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực giao thông. Các tiêu chí sẽ bao gồm số lượng phương tiện sử dụng năng lượng sạch hoạt động trong vùng, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đánh giá, Hà Nội thường xuyên đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhấn mạnh tác động tiêu cực của phương tiện giao thông đến chất lượng không khí, TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng; nước ta có số lượng xe máy rất lớn, điển hình như Hà Nội có tới 6 - 7 triệu xe máy.
Trong thời gian dài, các phương tiện này hoạt động mà không bị kiểm soát về chất lượng khí thải, gây ô nhiễm cho môi trường không khí, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù mỗi xe máy có phân khối nhỏ nhưng với số lượng lớn, chúng tạo thành nguồn phát thải đáng kể.
Các chuyên gia đã nhận định, khí thải từ phương tiện giao thông hiện chiếm 70% nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
Đáng chú ý hiện các phương tiện giao thông chủ yếu sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu. Quá trình phương tiện sử dụng loại nhiên liệu này hoạt động đã tạo nên nguồn phát thải chính gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần được kiểm soát có hiệu quả.
Tuy nhiên đây là một vấn đề rất lớn, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân nên cần phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng, cẩn trọng. Làm sao vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng phải giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Hà Nội dự kiến giai đoạn 2025 - 2030 sẽ lựa chọn một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để thực hiện thí điểm vùng phát thải thấp; đánh giá hiệu quả và đề xuất nhân rộng mô hình ở các địa phương.
Trong đó sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp; ưu tiên ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, xe máy đáp ứng tiêu chuẩn mức 2; 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng cho vùng phát thải thấp đạt 45 - 50%.
Các cá nhân, tổ chức sinh sống và làm việc tại vùng LEZ sẽ được ưu tiên lộ trình 12 tháng để chuyển đổi phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải cho phép lưu thông ở vùng này.
(CLO) Tối 14/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công điện 8669/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định cùng các bộ ban ngành liên quan về việc ứng phó với bão Usagi gần biển Đông.
(CLO) Song song với việc dùng đá, cát lấp vị trị sụt lún ở đập thủy lợi Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai), lực lượng chức năng đã mở các cửa xả để giảm áp lực lên thân đập, hạ mực nước xuống thấp nhằm tránh nguy cơ sự cố lan rộng.
(CLO) Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
(CLO) Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày mai (15/11), bão số 8 sẽ giảm cấp liên tục và suy yếu xuống thành vùng áp thấp. Trong khoảng 24 giờ tới, bão Usagi cũng sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất đến thời điểm hiện tại của cơn bão này là cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16.
(CLO) Ngày 14/11, Chi bộ, chi đoàn văn phòng, các ban, Hội Cựu chiến binh thuộc Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với đoàn cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh Thông tấn xã Việt Nam đến tham quan, học tập truyền thống tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 15/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Nam Bộ chuẩn bị bước vào kỳ triều cường, chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng.
(CLO) Những vấn đề xung quanh việc bảo tồn di chỉ Vườn Chuối là vấn đề rất thời sự, nóng hổi cần có ý kiến các nhà khoa học để bảo tồn, gìn giữ di sản quý giá này.
(CLO) Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ chủ trì Hội nghị kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương năm 2024.
(CLO) Ngày 14/11, tại trường Tiểu học Phú Diễn (Hà Nội) đã diễn ra chương trình chung kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Tiểu học Phú Diễn – Phú Diễn Got Talent lần thứ V”. 28 tiết mục được các tài năng nhí dưới 10 tuổi thể hiện trên sân khấu, khiến nhiều khán giả trầm trồ.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20; tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
(CLO) Làng cá Thẩm Phé - nơi được nhiều du khách đánh giá "5 sao" - là một điểm du lịch đầy thú vị cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và ẩm thực Lai Châu.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông sớm để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường và các em học sinh, nhất là trong việc chủ động có kế hoạch dạy và học, ôn tập phù hợp, hiệu quả.
(CLO) Lềnh Chi Và và Nguyễn Trung Hiếu đã bán trót lọt 33 khẩu súng cho 26 đối tượng ở nhiều tỉnh, thành và thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng. Nhiều đối tượng đặt mua sau đó sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ hoặc thực hiện hiện các hành vi phạm tội khác.
(CLO) Sau nhiều lần khảo sát tại Gia Lai, Công ty Cellutane Company Limited (Nhật Bản) đã quyết định chọn huyện Chư Păh làm nơi đầu tư xây dựng Nhà máy may và gia công chế biến gỗ. Hiện dự án này đã được tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư.
(CLO) 2 doanh nghiệp tại Quảng Bình dù không có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gì nhưng đã xuất trên 700 hóa đơn GTGT, trong đó gồm hóa đơn GTGT điện tử và hóa đơn GTGT (hóa đơn giấy) với tổng giá trị thanh toán trên 40 tỷ đồng.
(CLO) Mưa lớn, nước lũ từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập ngầm tràn bắc qua suối Đăk Pi Hao, đường vào thôn Mơ Nang 2, xã Kim Tân, huyện Ia Pa (Gia Lai) khiến hơn 300 hộ dân ở thôn này bị chia cắt, cô lập.
(CLO) Tổ kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh vừa kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, quy hoạch, xây dựng đối với 8 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên nhiều tuyến đường tại tỉnh Hà Giang.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận nghiêm túc thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ.
(CLO) Nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản, làm muối tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) phản ánh công ty Eco Pearl City san lấp dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và đời sống người dân. Đáng lưu ý, người dân cũng đặt nghi vấn về việc chủ đầu tư chưa có giấy phép môi trường, giấy phép san lấp…nhưng vẫn triển khai dự án.
(CLO) Sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, UBND phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã có văn bản yêu cầu tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý về vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, từ đêm nay (11/11) trên đất liền khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa to; trên khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 6/11, Bắc Bộ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19-21 độ, vùng núi có nơi dưới 16 độ. Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, mưa tập trung về chiều tối.
(CLO) Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục duy trì thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả để củng cố thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó việc thực hiện giải pháp giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đã thực hiện trong các năm 2023, 2024 để áp dụng sang năm 2025 là cần thiết.