Ưu thế về đất hiếm của Trung Quốc sẽ gặp thách thức?

Chủ nhật, 05/02/2023 19:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi Thụy Điển và Hoa Kỳ là hai đối thủ “nặng kí” có thể giành được thị phần đất hiếm trong những năm tới. Trung Quốc đang tìm mọi cách tái khẳng định mình là “cường quốc đất hiếm thống trị toàn cầu”.

Trong tháng qua, chỉ số Đất hiếm MMI (chỉ số MetalMiner hàng tháng cho kim loại đất hiếm) đã tăng đáng kể, tăng tổng cộng 7,05%.

Trong vài tháng qua, đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã có tác động lớn nhất đến dự báo giá đất hiếm. Nền kinh tế thứ hai toàn cầu tuyên bố rằng các trường hợp mắc COVID hiện đang giảm ở quốc gia này.

uu the ve dat hiem cua trung quoc se gap thach thuc hinh 1

Ảnh minh hoạ: OIlprice.

Hơn một tháng trước, ngành công nghiệp Trung Quốc không bị thiệt hại quá nhiều. Vì điều này, Trung Quốc đang chuẩn bị giành lại vị trí “cường quốc thống trị toàn cầu về đất hiếm”. Mặc dù Trung Quốc đã "đóng cửa" trong một thời gian dài như vậy, nhưng các sáng kiến thương mại đất hiếm mới đã bắt đầu hình thành.

Trong khi Trung Quốc vẫn tỏ ra có ưu thế trong thương mại đất hiếm toàn cầu, các quốc gia khác đang đua nhau nổi lên tranh phần “miếng bánh”. Ai cũng muốn tranh giành thị phần đất hiếm lớn hơn về phần mình, nguyên nhân chính là muốn phát triển năng lượng xanh toàn cầu.

Dự báo, giá đất hiếm có thể trông đợi hỗ trợ từ “cú hích” năng lượng xanh. Một số người đã đề cập đến thực tế là thế giới nói chung rất giàu đất hiếm, tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ khó khăn trong việc khai thác chúng.

Mặc dù có rất nhiều mỏ đất hiếm, nhưng những tài nguyên quý báu đó nằm rải rác và trộn lẫn với các kim loại tự nhiên khác như sắt. Như bất kỳ chuyên gia về đất hiếm nào cũng sẽ đồng tình, đây là một thách thức nghiêm trọng.

May mắn thay, các sáng kiến khai thác mới và hậu cần đất hiếm tiếp tục xuất hiện khi nhiều quốc gia bắt đầu cuộc chơi truy tìm đất hiếm. Chẳng hạn, Thụy Điển gần đây đã công bố phát hiện các mỏ đất hiếm khổng lồ ở vùng cực Bắc của quốc gia này. Phát hiện này mang lại cho Thụy Điển “lực kéo” đáng kể chống lại sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.

Bên ngoài Thụy Điển, các công ty khai thác trên toàn cầu tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến về đất hiếm của riêng họ. Trên thực tế, American Rare Earths Limited, một tập đoàn khai thác lớn có trụ sở tại Sydney, Autralia có thể sớm thách thức Trung Quốc trong cuộc chơi đất hiếm toàn cầu.

Tập đoàn trên hiện có các dự án dựa trên kim loại nam châm đang hoạt động ở cả Wyoming và Arizona, hai khu vực được dự đoán là có trữ lượng đất hiếm lớn nhất ở Hoa Kỳ. Sự hiện diện của các sáng kiến như thế này cho thấy thị trường đất hiếm của Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh chóng.

Theo giới chuyên gia dự báo, giá đất hiếm có thể ghi nhận một xu hướng tăng ngắn hạn hơn nữa khi các sáng kiến thương mại mới này được củng cố. Càng nhiều các cuộc tìm kiếm đất hiếm bên ngoài Trung Quốc mở ra, đồng nghĩa với việc sẽ đẩy giá cạnh tranh và cao hơn. Thậm chí, về lâu dài, lợi thế của Trung Quốc về đất hiếm sẽ bị lu mờ.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng sản xuất của Trung Quốc sẽ vẫn tăng lên bất chấp đại dịch. Kết hợp điều này với các nguồn đất hiếm mới xuất hiện trên toàn cầu, thị trường sẽ có thể có vô số lựa chọn cung cấp đất hiếm khác nhau.

Khát khao thoát khỏi sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc và ý chí thúc đẩy năng lượng sạch đã phối hợp ăn ý để thay đổi bộ mặt của thương mại đất hiếm toàn cầu. Điểm mấu chốt là: Thế giới cần đất hiếm cho vô số thứ khác nhau. Do đó, nhu cầu sẽ vẫn cao.

Lê Na (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp