Vắc xin COVID-19 có ý nghĩa như với thế nào đối với nền kinh tế Mỹ?

Thứ tư, 25/11/2020 15:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 9 tháng 11, thông tin lạc quan về vắc xin COVID-19 từ Pfizer và BioNTech xuất hiện, ngay lập tức nền kinh tế Mỹ đã có phản ứng tích cực. Ý nghĩa của vắc xin COVID với kinh tế Hoa Kỳ là rất quan trọng.

Vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế Hoa Kỳ. Ảnh: Satoshi Kambayashi/The Economist

Vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng với nền kinh tế Hoa Kỳ. Ảnh: Satoshi Kambayashi/The Economist

Tín hiệu tích cực 

Hãng dược Pfizer và BioNTech đã công bố rằng kết quả vắc xin của họ đạt hiệu quả cao hơn mong đợi. Hy vọng của các nhà đầu tư về một nền kinh tế lớn mạnh hơn đã giúp thị trường chứng khoán tăng vọt. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm gần 1%, mức cao nhất kể từ tháng 3.

Ngay cả trước khi tin tức về vắc xin được công bố, tốc độ hồi phục kinh tế của Mỹ đã vượt quá dự báo và vượt qua các nước khác trong các quốc gia giàu có.

Vào tháng 4, IMF đã tính toán rằng GDP sẽ giảm 6% vào năm 2020. Hiện tại, tỷ lệ này được dự báo giảm 4%.

Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh là 14,7% vào tháng 4; vào tháng Sáu, Cục Dự trữ Liên bang đã dự đoán rằng GDP vẫn sẽ ở mức khoảng 9% vào cuối năm.

Chỉ hai tháng sau đó, tỷ lệ này tiếp tục giảm dưới mức này. Vào tháng 10, GDP đứng ở mức 6,9%. Liệu vắc xin có thể thúc đẩy nền kinh tế trở lại trạng thái tiền đại dịch COVID-19 hay không?

Virus corona vẫn đang lây lan ngoài tầm kiểm soát với gánh nặng thường đè lên những nền kinh tế nghèo nhất. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cũng lo ngại rằng đại dịch sẽ để lại những vết sẹo kinh tế sâu hơn mà sẽ cần thời gian để chữa lành.

Sự trở lại của virus sẽ gây cản trở hồi phục kinh tế trong vài tháng tới trước khi vắc xin được phổ biến rộng rãi. Tình trạng hạn chế hoạt động kéo dài tại các địa phương dường như không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ làm giảm một số loại hoạt động kinh tế và vì thế có thể làm gia tăng số người mất việc làm vĩnh viễn.

Tuy nhiên, dường như không có khả năng nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc suy thoái kép giống như dự kiến về châu Âu. Có điều, họ có thể sẽ không áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt như ở Anh, Pháp hay Đức.

Các phân tích của tạp chí The Economist về dữ liệu di chuyển của Google, cho thấy rằng sự phục hồi của Mỹ đã chậm lại khi so với trong hè. Nhưng chỉ số này đã không đảo chiều như ở châu Âu.

Ngoài ra, vắc xin có thể thúc đẩy nền kinh tế theo một số cách nào đó ngay cả trước khi nó có mặt trên thị trường.

Hy vọng từ vắc xin COVID-19

Ông Torsten Slok, nhà quản lý tài sản của Apollo Global Management đã nói rằng “các hộ gia đình và công ty cũng sẽ lên kế hoạch trước, ví dụ đặt trước các chuyến du lịch và kỳ nghỉ chẳng hạn”.

Trên con đường tăng trưởng hiện tại, đầu năm sau sẽ vẫn có ít hơn 10 triệu việc làm so với khi không có đại dịch. Hầu hết các nhà dự báo đưa ra tính toán rằng thu nhập trên đầu người sẽ không vượt trên mức tiền giai đoạn dịch COVID-19 cho đến năm 2022, nếu không thì là muộn hơn.

Nhưng tăng trưởng sẽ tăng tốc khi việc tiêm chủng được thực hiện. Mọi nơi từ rạp hát đến phương tiện giao thông công cộng sẽ an toàn hơn. Điều đó sẽ tiếp tục làm khởi sắc lại thị trường lao động.

Trước đại dịch, hơn một phần năm số người lao động làm các công việc yêu cầu tiếp xúc ở cự ly gần với những người khác.

Có những lý do khác để cho rằng sự phục hồi của Mỹ có thể nhanh hơn so với sau các cuộc suy thoái trước đó. Lịch sử đã chỉ ra rằng sự phục hồi sẽ diễn ra chậm chạp khi suy thoái để lại những vết sẹo kinh tế sâu sắc.

Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính 2007-09 đã phủ bóng đen lên những năm sau đó một phần là do tác động sâu sắc đối với hoạt động cho vay ngân hàng.

Lần này, ảnh hưởng từ tình trạng đóng cửa trường học đối với vấn đề giáo dục trẻ em sẽ để lại nhiều hậu quả trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng ở nhiều khía cạnh khác lại tồn tại ít bằng chứng về thiệt hại kinh tế lâu dài.

Hoa Kỳ đã tránh được làn sóng phá sản và đóng cửa vĩnh viễn - đặc biệt đối với các công ty nhỏ nơi sử dụng một nửa lực lượng lao động.

Theo dữ liệu từ nhóm nghiên cứu Opportunity Insights có trụ sở tại Đại học Harvard, vào một thời điểm trong tháng 4, gần một nửa các công ty nhỏ đã ngừng hoạt động vì lệnh cách ly tại nhà buộc họ phải đóng cửa và nỗi sợ hãi về virus khiến mọi người phải ở nhà.

Sáu tháng trôi qua, nhiều công ty vẫn đang gặp khó khăn. Theo Cục điều tra dân số, vào đầu tháng 10, gần một phần ba các công ty nhỏ đã báo rằng đại dịch có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần tư số doanh nghiệp nhỏ vẫn đóng cửa. Tuy vậy, những tình trạng đóng cửa này sẽ không là vĩnh viễn. Tổng số đơn xin phá sản thương mại đang thấp hơn xu hướng trước đại dịch, chưa kể đến mức độ của cuộc suy thoái vừa qua.

Dữ liệu như vậy không hoàn hảo, bởi vì không phải công ty nào cũng tuyên bố phá sản. Một bài báo khoa học mới của các nhà kinh tế tại Fed tập hợp nhiều thước đo khác nhau về “lối thoát kinh doanh” và tìm thấy bằng chứng “hơi lẫn lộn” chứng minh rằng nhiều doanh nghiệp đã phá sản vào năm 2020.

Dù vậy, vẻ bề ngoài kém may mắn này dường như không đại diện cho một phần lớn tỷ lệ việc làm. Ngoài ra, gợn sóng phá sản này dường như không thể trở thành một làn sóng. Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ trả nợ rất muộn hiện chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ của năm 2009.

Hơn nữa, mặc dù số lượng các doanh nghiệp đang cắt giảm hoạt động trong đợt đại dịch đầu tiên, nhưng con số này đã dần khôi phục được gần như tất cả những gì đã mất, cho thấy rằng các công ty mới có thể đã xuất hiện thay cho các công ty đang hoạt động.

Khả năng phục hồi của các doanh nghiệp giúp giải thích vì sao tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến.

Tỷ lệ người Mỹ cho rằng họ đang ở tình trạng thất nghiệp tạm thời vẫn cao bất thường. Nhóm những người lao động này dự kiến sẽ quay lại công việc cũ của họ, chứng minh tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm.

Vân Trần

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h