Vắc-xin và câu chuyện căn cơ chống dịch!

Thứ sáu, 21/05/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi các chuyên gia đã dũng cảm và trách nhiệm đưa ra thông điệp “Dịch đã âm thầm lây nhiễm trong cộng đồng” thì vắc-xin chính là giải pháp căn cơ, là vũ khí lợi hại để chúng ta tấn công Covid.

Ngày 19/5, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam vừa ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer. Đến nay, hơn 1 triệu liều vắc-xin Covid-19 đã được tiêm cho nhóm đối tượng ưu tiên. Trước đó, trong cuộc họp Chính phủ ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định, mua vắc-xin phòng Covid-19 là cấp bách, phải thực hiện ngay. Chuyên gia Trần Đình Thiên cho rằng, cách tiếp cận này là đúng và trúng để mang lại bước ngoặt trong cả cuộc chiến chống Covid và mặt trận kinh tế, bởi khi các chuyên gia đã dũng cảm và trách nhiệm khi đưa ra thông điệp “Dịch đã âm thầm lây nhiễm trong cộng đồng” thì vắc-xin chính là giải pháp căn cơ, là vũ khí lợi hại để chúng ta tấn công Covid.

Đã tiêm hơn 950.000 mũi

Từ ngày 8/3/2021, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia đã tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tính đến nay, trên toàn quốc đã có hơn 1 triệu liều vắc-xin được tiêm cho các đối tượng, theo đúng kế hoạch của Bộ Y tế.

Báo Công luận

Tối 16/5, thêm 1.682.400 liều vắc-xin do COVAX Facility tài trợ cho Việt Nam đã được chuyển tới kho lạnh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tại Hà Nội để bảo quản chờ kiểm định. Lô vắc-xin Vaxzevria lần này (trước đây được gọi là vắc-xin Covid-19 AstraZeneca) do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Lô bổ sung này sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng phạm vi tiêm phòng đến nhiều người ở các nhóm ưu tiên, đồng thời cung cấp liều thứ hai cho những người đã được tiêm liều đầu tiên.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị ngay kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đợt 3, rà soát tất cả các điểm triển khai tiêm trên địa bàn, trong đó sẽ mở rộng đối tượng và phạm vi tiêm chủng. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực, khẩn trương đàm phán, làm việc với nhiều quốc gia, tổ chức, nhà sản xuất và đã có khoảng 110 triệu liều vắc-xin cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021; cụ thể: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ Astra Zeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều vắc-xin theo cơ chế chia sẻ chi phí.

Các nguồn vắc-xin khác của Moderna, Johnson&Johnson và của các quốc gia như Đức (CureVac), Nga (Spunik V), Trung Quốc (Sinopharm) vẫn đang được Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất với mục tiêu đa dạng hóa nguồn vắc-xin để phục vụ người dân.

Với phương châm tiêm đến đâu an toàn đến đó, bảo đảm an toàn và độ bao phủ tiêm chủng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị ngay kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 3, rà soát tất cả các điểm tổ chức triển khai tiêm chủng trên địa bàn, trong đó sẽ mở rộng đối tượng và phạm vi tiêm chủng.

Hiệu quả bảo vệ trên 80%

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong số những người được tiêm vắc-xin Covid-19 tại Việt Nam, đến nay ghi nhận có 16% phản ứng thông thường sau tiêm như đau tại chỗ, sốt nhẹ, mệt mỏi… Tỷ lệ này là thấp so với các nước trên thế giới và các triệu chứng đã hết sau 24 giờ. Chỉ một số trường hợp xuất hiện phản ứng mức độ nặng hơn như: kẹt huyết áp, nôn nhiều, choáng, phù mạch tại vị trí tiêm...

Báo Công luận

Về hiệu quả của vắc-xin Covid-19, TS. Phạm Quang Thái khẳng định sau khi tiêm mũi thứ nhất, hiệu quả phòng các thể của Covid-19 đạt mức 50%-70%. Hiệu quả này vẫn giữ ở mức như vậy chứ không giảm ngay trong vòng 3 tháng sau khi tiêm liều thứ nhất. Ở liều thứ hai, với nhiều khoảng cách tiêm khác nhau được ghi nhận cho thấy thời điểm tiêm tối ưu là 3 tháng sau mũi thứ nhất và hiệu quả bảo vệ lên tới trên 80%.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vắc-xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi thứ nhất và 84% sau mũi thứ hai, nên vẫn có một tỷ lệ người tiêm có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu khẳng định dù độ bảo vệ của vắc-xin không đạt 100% nhưng người tiêm nếu mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn và không có nguy cơ tử vong.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng khẳng định công tác an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu nên quy trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Việt Nam khác hẳn so với các quốc gia trên thế giới. Đó là Việt Nam yêu cầu thực hiện nghiêm việc khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng an toàn. Người tiêm được theo dõi sức khỏe tại điểm tiêm ít nhất 30 phút, sau đó được theo dõi sức khỏe tại nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm… 

Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị, để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống không mong muốn xảy ra trong tiêm chủng.

Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời, diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Khánh An

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn