(NB&CL) Covid-19 sẽ đi vào lịch sử nhân loại bởi có quá nhiều điểm nhấn đáng nhớ. Đó không chỉ là câu chuyện diễn tiến bất định, khó lường mà còn là hành trình quá đỗi nhọc nhằn của nhân loại để có thể khuất phục đại dịch này.
Cái gọi là “sự cố vaccine của AstraZeneca” đang ồn ã những ngày qua cho thấy rõ sự nhọc nhằn này. Nhưng dù gì, càng trong gian khó, hy vọng càng không thể nên đánh mất, và rằng, vẫn cứ phải cho nhau một niềm tin.
Từ cái gọi là “sự cố vaccine của AstraZeneca”
Trong đại dịch Covid-19, AstraZeneca là cụm từ quen thuộc, được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông toàn cầu. Bởi, đấy là tên gọi của một trong những loại vaccine được đánh giá là vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới hiện nay. Ngày 15/2, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa vaccine AstraZeneca vào danh sách sử dụng khẩn cấp trên toàn cầu là là loại vaccine thứ 2 được phê duyệt sau Pfizer-BioNTech hồi tháng 12/2020. WHO đánh giá vaccine AstraZeneca đáp ứng các tiêu chí “bắt buộc phải có” về độ an toàn và lợi ích về hiệu quả vượt trội so với rủi ro. Ngay sau quyết định của WHO, liên tiếp nhiều quốc gia đã tiến hành lựa chọn phê duyệt vaccine AstraZeneca với 3 lý do cơ bản: rất dễ vận chuyển và bảo quản, không yêu cầu nhiệt độ quá lạnh, có khả năng bảo vệ rất tốt chống lại Covid-19 và giá cả “mềm hơn” (nếu so với vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech).
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Hãng AstraZeneca/Oxford tại Milan, Italy ngày 9/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 3, cái gọi là “sự cố vaccine của AstraZeneca” đã xảy đến, khởi nguồn từ quốc gia châu Âu Đan Mạch khi một phụ nữ 60 tuổi nước này bị đông máu và chết 10 ngày sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Cho dù chưa thể kết luận có hay không mối liên hệ giữa vaccine và hiện tượng huyết khối nhưng giới chức y tế Đan Mạch cho biết sẽ ngừng tiêm ít nhất hai tuần để điều tra, làm rõ các trường hợp.
Không lâu sau Đan Mạch, Na Uy cũng tuyên bố dừng tiêm toàn bộ vaccine của AstraZeneca. Liên tiếp sau đó, Ireland, Bulgaria, Thái Lan, Congo, Hà Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Luxembourg, Romania, Iceland rồi Italy cũng đưa ra quyết định tương tự. Ngày 12/3, Thái Lan là nước châu Á đầu tiên ngừng sử dụng vaccine AstraZeneca vì lo ngại an toàn, dù chưa có sự cố gì. “Dù chất lượng của loại vaccine này là tốt, nhưng vì nhiều nước đã ngừng nên chúng tôi cũng sẽ làm thế”, một phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan chia sẻ.
“Lợi ích nhiều hơn rủi ro”
Đó là quan điểm của chính phủ Bỉ trước “sự cố vaccine của AstraZeneca” và Hội đồng Cấp cao Y tế Bỉ ngày 15/3 vừa qua vẫn ra quyết định tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19 tại nước này.
Trên tư cách là cơ quan y tế có tiếng nói hàng đầu và cần thiết nhất lúc này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị các quốc gia nên tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca ngừa Covid-19. “Cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa những sự kiện này (tình trạng đông máu) và vaccine” - WTO khẳng định.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng cho biết không có đủ cơ sở để kết luận vaccine này gây ra hiện tượng máu đông và rằng hiện tượng máu đông cũng không nằm trong các phản ứng phụ của vaccine. Không chỉ vậy, EMA nhấn mạnh Covid-19 là mối đe dọa còn lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị tác dụng phụ từ việc tiêm vaccine này. Tất nhiên, dù khuyến nghị tiếp tục sử dụng vaccine AstraZeneca nhưng WHO và EMA vẫn quyết định họp để rà soát dữ liệu hiện có về vaccine này để có được sự cẩn trọng lớn nhất.
Phải cho nhau niềm tin
Cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 của nhân loại vẫn hết sức gian nan. Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. 80 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. Bất chấp nhiều giải pháp, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới vẫn có dấu hiệu tăng trở lại. Dịch vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Đáng quan ngại là các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 vẫn không ngừng được khi nhận. Đã có nhiều nghi ngại, dự báo về một làn sóng Covid-19 dữ dội nữa sẽ còn quay trở lại. Và như thế, câu chuyện giới nghiêm, phong tỏa hay giãn cách xã hội còn sẽ phải nghĩ tới. Và vì thế, câu chuyện mở cửa du lịch, mở cửa bầu trời trở lại hay hồi phục kinh tế, với nhiều quốc gia, vẫn chỉ dừng lại ở ước mơ.
Rõ ràng, trong nhiều biện pháp phòng chống Covid-19 mà cả thế giới đang tiến hành, thì một loại vaccine hiệu quả để chống lại coronavirus vẫn là giải pháp tốt nhất để có thể giúp nhân loại vượt qua đại dịch. Thực tế cấp bách ấy đã là động lực để các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới làm việc suốt ngày đêm để phát triển vaccine chống lại Covid-19 và giờ đây, nhân loại có cơ hội để tiệm cận vũ khí chống lại đại dịch. Vì thế, lúc này vẫn cứ phải là cho nhau một niềm tin, rằng tiêm chủng vẫn là giải pháp khả dĩ nhất để chống lại Covid-19 rằng nhất định sẽ không có mối hệ lụy tiêu cực nào từ vaccine Covid-19.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.