Vài cảm nhận về Dòng Đời!

Thứ tư, 03/08/2016 22:19 PM - 0 Trả lời

Hơn bảy tháng trước, nhà báo Nguyễn Xuân Lương được Nhà xuất bản Văn học in, phát hành cuốn Văn tuyển “Có một ngày như thế- Đẹp Mãi” 500 trang, gồm ba thể loại: Truyện, Ký và Thơ. Nay nhà báo Nguyễn Xuân Lương lại có thêm cuốn Truyện ngắn & Ký “DÒNG ĐỜI”, do Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành.

(NB&CL) Hơn  bảy tháng trước, nhà báo Nguyễn Xuân Lương được Nhà xuất bản Văn học in, phát hành cuốn Văn tuyển “Có một ngày như thế- Đẹp Mãi”  500 trang, gồm  ba thể loại: Truyện, Ký và Thơ. Kế đó, cũng nhà xuất bản này in, phát hành cuốn truyện lịch sử: Thái Bảo Huân Quận công- Danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Nay nhà báo Nguyễn Xuân Lương lại có thêm cuốn Truyện ngắn & Ký “DÒNG ĐỜI”, do Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành.

Dòng Đời gồm 19 bài viết và phần phụ lục có 5 bài viết của các nhà văn, nhà báo nói đôi điều về sách của Nguyễn Xuân Lương. Đó là những lời nhận xét, khích lệ của công chúng như chính tác giả viết trong Lời cuối sách. Trước hết, phải nói trong nhiều năm trở lại đây, nhà báo Nguyễn Xuân Lương thiên về  Bút ký, Ký sự, Truyện lịch sử. Thi thoảng anh cũng có thơ đăng trên  báo. Lần này, như anh nói: “Truyện ngắn chỉ là thể nghiệm. Đúng hơn là tập VIẾT - thể loại văn học vốn được thiên hạ tôn vinh là “đặc sản” của  nghề văn chương, chữ nghĩa".

image001

Tác giả khiêm nhường, nhưng đọc mấy truyện ngắn của anh, tôi có chung cảm nhận thích thú. Đó là những cốt truyện đời thường, thậm chí đơn giản trong đời sống thường ngày, nhưng được người viết chủ tâm chắt lọc từng chi tiết nhỏ, cốt để tôn vinh vẻ đẹp của con người, dù đó là thiện hay chưa thiện. Truyện Làng Kẻ; Việc thiện; Lài và Hồng; Hai người Hàn Quốc; Mai em về; Bản tình ca bên kia sông Đuống… cho ta một góc nhìn chân thật, trong sáng, uyển chuyển hơn về đất và người được tái hiện vào sách. Có thể nói, đó là tính nhân văn & sự lãng mạn thời cuộc, chân chất của những tâm hồn, trí tuệ về đất và người trong mỗi truyện, bài ký.

Sách Dòng Đời có độ dài vừa phải, giàu chất liệu và hình ảnh, đúng như nhận xét của nhà văn Đoàn Minh Tuấn: “Có thể nghĩ rằng, Nguyễn Xuân Lương là người đã quá Tam Giang vượt Ngũ Hồ. Nói cách khác anh đi đây đó không phải để biết mà để viết, để cảm nhận, để suy tư và hoài niệm những việc, những điều đã chắt lọc để rồi tự nó đơm hoa kết trái như cây đời của thế giới tự nhiên. Đó chính là những trang văn hấp dẫn người đọc tựa như  mở cửa thấy núi -  thủ pháp của Đường Thi; đọc câu đầu, khiến người đọc thích đọc hết cả bài”.

Nhà văn Phan Quang khi đọc cuốn “Có một ngày như thế - Đẹp mãi” của Nguyễn Xuân Lương đã viết: “Nói đi cần nghĩ lại. Tôi vừa nói mừng anh nhiều mà cũng hơi tiếc cho anh. Giá anh không bận rộn về công tác quản lý, có nhiều thời gian vật chất hơn, hẳn cống hiến của Nguyễn Xuân Lương cho báo chí, văn học còn đồ sộ gấp mấy. Thế nhưng, chẳng phải ông cha ta thường dạy: Văn hay chẳng lo ngắn dài. Còn thiên hạ đông tây kim cổ vẫn tâm niệm: quý hồ tinh đó sao?. Phan Quang nhắc lại cảm nhận  của  nhà văn Tô Hoài: Đọc ký của Nguyễn Xuân Lương ta cảm như có cái gì đó cuồn cuộn, bồng bềnh, trong mát tựa dòng sông La, Ngàn Phố quê hương anh”.

Dòng Đời, theo thiển nghĩ của tôi, nó hàm chứa những cuộc đời, nhưng hiến dâng, những mất mát của những con người, vùng đất mà tác giả đề cập là đời sống hiện thực, ngọt bùi và cay đắng đan xen, lan tỏa, giải tỏa như chính đời sống đương đại, nhất là những mẩu chuyện xẩy ra trong thời điểm chiến tranh ác liệt, kéo dài, kéo theo những mất mát, tổn thất, đổ vỡ… của những số phận vượt ra ngoài vòng kiểm soát. Tác giả không tô vẽ thêm, thậm chí còn gọt dũa không ít cái thực của từng câu chuyện, chính là để hướng tới chân, thiện, mỹ của con người dù trong bối cảnh, điều kiện nào của cuộc sống. Chỉ thế thôi, người đọc đã có thể cảm nhận được “Nghề báo là nợ đời, tình người. Cao hơn đó còn là duyên số nữa”.

Ở tuổi ngoài bát thập, Dòng Đời  là cố gắng lớn  của nhà báo Nguyễn Xuân Lương và xin được trân trọng sẻ chia cùng anh, một đồng nghiệp yêu đời, yêu nghề, như những cánh chim không mỏi….

        Phạm Quốc Toàn

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa