(NB&CL) Phát triển bền vững thị trường nhà ở, nhà cho thuê và dịch vụ nhà cần được khẳng định một cách rõ ràng hơn vì phân khúc này có ý nghĩa đóng góp quan trọng vào tổng cầu của nền kinh tế.
Ông Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành tổ chức Economica Việt Nam trong bài trả lời phỏng vấn của Nhà báo & Công luận dưới đây đã nêu quan điểm trên.
Mỗi ngày xây xong hơn 1km đường cao tốc
+ Từ góc nhìn của chuyên gia và cũng là Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, theo ông bức tranh chân thực tình hình kinh tế hiện nay và các thách thức mà nền kinh tế đang đối diện như thế nào?
- Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 6 tháng đầy khó khăn và thách thức nhưng cũng đã có được những dấu hiệu tích cực. Trong sáu tháng đầu năm, năng lực sản xuất và cung ứng của nền kinh tế vẫn được duy trì. Trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động bắt đầu gia tăng trở lại. Tổng đầu tư toàn xã hội vẫn tiếp tục gia tăng. Đầu tư công được đẩy mạnh. Năng lực cơ sở hạ tầng vẫn được tập trung cải thiện. Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh với tốc độ trung bình mỗi ngày nước ta xây xong hơn 1km đường cao tốc. Hạ tầng cải thiện đã cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economyca Việt Nam. Ảnh: H.L
Từ góc độ tổng cầu, tiêu dùng nội điạ, với chỉ dấu quan trọng là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hoá tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng. Chi tiêu Chính phủ tăng với khoảng 226 ngàn tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân. Đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng trở lại và có những dấu hiệu tăng tích cực hơn trong những quý tới.
Tuy nhiên, xuất nhập khẩu đã suy giảm và là nguyên nhân chính làm suy giảm tổng cầu là trở lực lớn nhất khiến tăng trưởng GDP đạt tốc độ thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra và ở mức doanh nghiệp và người dân mong muốn.
Bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy nền kinh tế còn nhiều thách thức với mục tiêu ngắn hạn của nền kinh tế nhưng cũng cho thấy nhiều thách thức với mục tiêu trung hạn và cần sớm có giải pháp để vượt qua.
+ Thách thức mà ông đang lưu tâm hiện nay là gì?
- Vấn đề hiện nay của nền kinh tế dường như đang nằm ở tổng cầu. Nền kinh tế Việt Nam dường như dễ bị tổn thương hơn trước sự suy giảm của kinh tế toàn cầu so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực. Xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng là điểm dễ bị tổn thương khi điều kiện thị trường toàn cầu trở lên bất lợi. Xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giảm 12,1%, giảm sâu hơn so với một số nước trong ASEAN (Mức suy giảm của Thái Lan là 5,1%, Indonesia là 6%, Malaysia là 2,3%).
Điều này cho thấy cần đặt ra các câu hỏi nghiêm túc về cơ cấu về tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam.
Cầu từ thị trường xuất khẩu đã và sẽ luôn là động lực quan trọng ít nhất trong giai đoạn trước mắt, nhưng tốc độ tăng kim ngạch XK luôn ở mức gấp 1,5 thậm chí gấp 2 lần so với mức tiêu dùng nội địa sẽ khiến nền kinh tế ngày một phụ thuộc hơn vào thị trường toàn cầu, khiến nền kinh tế rất dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới có biến động lớn.
Cơ cấu về tổng cầu của nền kinh tế là câu hỏi không chỉ dành cho 6 tháng cuối năm của năm 2023 mà còn cho những năm tới. Để từ nay đến cuối năm giữ cho tăng trưởng không suy giảm, và tiếp đó, để lấy lại đà tăng trưởng phải kích thích tổng cầu.
Chúng ta đã ban hành các chính sách, thực hiện các giải pháp kích cầu, kích thích tiêu dùng, phục hồi du lịch, tăng đầu tư công. Đồng tư công được thúc đẩy đã và tiếp tục là động lực quan trọng. Nhưng từ góc độ tổng cầu, chúng ta rõ ràng không thể và không nên kỳ vọng chi tiêu Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao như năm 2023. Chi tiêu Chính phủ quá lớn sẽ dẫn đến những rủi ro về nợ công, về sự lấn át của đầu tư tư nhân.
Từ hiện trạng của nền kinh tế và những thách thức mà chúng ta đã nhận thấy, đã dự báo được cho thấy yêu cầu quan trọng đối với nền kinh tế đó là cần tái cấu trúc lại tổng cầu của nền kinh tế và cũng từ đó có những chỉ dấu cho việc tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự trầm lắng của thị trường bất động sản khiến tổng cầu suy giảm
+ Theo ông tái cấu trúc lại tổng cầu theo hướng nào?
- Khi chi tiêu chính phủ, tổng mức đầu tư công không còn được duy trì ở mức cao, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, khi đó tiêu dùng nội địa, tiêu dùng trong nước cần phải tăng lên để thế chỗ.
Các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia đình cũng cần được gia tăng và đẩy mạnh, phù hợp với cấu trúc mới của nền kinh tế. Điều này có thể giúp nền kinh tế có một cơ cấu về tổng cầu bền vững hơn, từ đó đóng góp cho tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.
Dân số Việt Nam đã chính thức vượt mức 100 triệu dân. Chúng ta vui mừng chào đón công dân thứ 100 triệu, thì các tập đoàn tiêu dùng nước ngoài cũng vui mừng chào đón người tiêu dùng thứ 100 triệu ở thị trường Việt Nam. Như thế có thể khẳng định tầm quan trọng ngày một lớn hơn của thị trường trong nước, của cầu về hàng hoá, dịch vụ trong nước.
Bất động sản tại TP HCM. Ảnh: Như Quỳnh.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản trầm lắng cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến tổng cầu suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng GDP.
+ Như vậy, theo ông một trong những cách để tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng là thị trường bất động sản. Nhưng cần tập trung vào phân khúc nào?
- Từ góc độ tăng trưởng, trên thực tế thì ngành bất động sản, cụ thể là phân khúc nhà ở, nhà cho thuê và dịch vụ nhà là một cấu phần rất đáng kể trong khoản mục tiêu dùng trong nước và trong tổng cầu.
Tiềm năng cầu với phân khúc này là có thực với quy mô lớn. Nhưng nó đã không được hiện thực hoá để đóng góp vào tổng cầu của nền kinh tế trong năm 2023 vì nguồn cung rất khan hiếm. Trong khi đó, cung của các sản phẩm BĐS cao cấp hay nghỉ dưỡng lại đang dư thừa. Sự lệch pha này khiến nền kinh tế bỏ lỡ việc đáp ứng một lượng cầu có thực, từ đó bỏ lỡ cơ hội đáng kể đóng góp về điểm phần trăm cho tăng trưởng.
Như vậy, phát triển bền vững thị trường nhà ở, nhà cho thuê và dịch vụ nhà cần được khẳng định một cách rõ ràng hơn do ý nghĩa đóng góp của nó đối với tổng cầu của nền kinh tế không chỉ trong trước mắt và trong trung và dài hạn.
+ Nhiều dự báo cho rằng quý III và quý IV cũng còn rất khó khăn và khó đạt mục tiêu tăng trưởng. Vậy ông nhìn thấy gì về triển vọng kinh tế Việt Nam?
- Những khó khăn của nền kinh tế hiện nay là rất thách thức nhưng có thể được vượt qua. Nếu tốc độ tăng trưởng chỉ đạt ở mức kịch bản thấp thì điều đó cũng không phải là điều quá tệ trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu. Những khó khăn và thách thức hiện nay cũng là cơ hội để nền kinh tế tự nhìn nhận lại, điều chỉnh để có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu tự chủ, tự cường, có sức chống chọi lớn hơn.
Theo tôi, triển vọng kinh tế trong trung hạn của nền kinh tế là tích cực, niềm tin của các nhà đầu tư trong nước sẽ tiếp tục được củng cố bằng các nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thể chế, nâng cao chất lượng quản trị công…
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.
(CLO) Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, từ đó cân bằng lại thị trường, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của đa số người dân.
(CLO) Theo chuyên gia, việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia và phát triển nhà giá rẻ là hợp lý. Đây là một phân khúc quan trọng và mang tính chủ đạo, khi có nguồn cung mới đáp ứng được nhu cầu thực tế sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển cân đối hơn, đồng thời phát huy vai trò đảm bảo an sinh xã hội.
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/3 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng cao cấp và khẳng định mạnh mẽ cho sứ mệnh tiên phong kiến tạo chuẩn sống Lux-Well của chủ đầu tư Phú Long tại Nam Sài Gòn.
(CLO) Hiện nay, giới đầu tư đang chia làm 2 “phe”. Phe thứ nhất là săn đất nền ở những địa phương đang có chủ trương sáp nhập. Phe thứ hai là săn đất nền, săn dự án ở những nơi đang xây dựng các dự án lớn, hoặc quy hoạch có dự án.
(CLO) Theo chuyên gia của Savills, Quỹ nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình. Đây đồng thời là thông tin tích cực, mang tới kỳ vọng lớn về việc giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM.
(CLO) Hiệp hội bất động sản TP HCM đề nghị bổ sung thêm chính sách phát triển nhà ở cho công chức, viên chức nhà nước để đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn, rất cấp bách của đội ngũ này.