Văn hoá đặc trưng của người Hoa ở Cần Thơ trong lễ vía Bà Thiên Hậu

Thứ bảy, 16/12/2023 09:17 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lễ hội Vía Bà là một nét đẹp văn hóa tâm linh của cộng đồng người Hoa ở Cần Thơ. Đây cũng là dịp thu hút đông đảo khách du lịch đến để trải nghiệm.

Ngược dòng lịch sử khoảng 300 năm trở về trước, người Hoa đã có mặt ở các tỉnh miền Nam nước ta. Cùng với hoạt động cư trú, sinh hoạt bình thường, họ mang theo văn hóa, tín ngưỡng của mình để làm phong phú, đa dạng thêm cho cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này thông qua những ngôi chùa người Hoa như Hiệp Thiên Cung Ba Láng (tại Cái Răng), Võ Đế Cổ Miếu (tại Ô Môn), Quan Đế Võ Miếu (tại Bình Thủy), Thất Phủ Võ Miếu (tại Thốt Nốt), Quảng Triệu Hội Quán (tại Ninh Kiều)… 

Ngày nay, những ngôi chùa này không chỉ là điểm đến của người Hoa mà còn thu hút đông đảo những người muốn tìm hiểu thêm về văn hóa độc đáo của người Hoa tại Cần Thơ.

van hoa dac trung cua nguoi hoa o can tho trong le via ba thien hau hinh 1

Lễ vía Bà Thiên Hậu

Tương tự như những dân tộc khác, người Hoa cũng có đời sống văn hóa và tín ngưỡng rất phong phú, đa dạng. Họ thờ những vị thần khác nhau, tổ chức nhiều lễ hội lớn với những ý nghĩa riêng. Tiêu biểu nhất phải kể đến Lễ vía Bà Thiên Hậu - Vía Bà và Lễ vía Quan Thánh Đế - Vía ông, là hai lễ hội quan trọng nhất của người Hoa. 

Người Hoa quan niệm rằng, Bà Thiên Hậu chính là vị thần chuyên cứu người, phù hộ người dân an toàn trong chuyến hành trình di cư đến Việt Nam và những hành trình giao thương sau này. Những ngôi chùa cũng thường được xây dựng bên bờ sông lớn để nhờ thần linh trấn giữ, ngăn chặn điều xui xẻo.

Lễ vía Bà Thiên Hậu được tổ chức ở những ngôi chùa này để thể hiện sự biết ơn của người dân và hy vọng thần Bà sẽ tiếp tục giúp đỡ, phù hộ nhiều điều tốt lành hơn nữa sẽ đến với họ. Hiện, lễ hội này đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong đời sống của người Hoa. Dù ngày nay, văn hóa của tộc người này đã hòa nhập rất nhiều với người Kinh và các dân tộc khác của Việt Nam, nhưng họ vẫn giữ được nét đặc trưng của riêng mình bằng những lễ hội truyền thống.

van hoa dac trung cua nguoi hoa o can tho trong le via ba thien hau hinh 2

Lễ vía Bà Thiên Hậu thường được tổ chức định kỳ vào ngày 23/3 Âm lịch hàng năm.

Lễ vía Bà Thiên Hậu thường được tổ chức định kỳ vào ngày 23/3 Âm lịch hàng năm. Vì lễ hội này mang những nét văn hoá đặc trưng cần được bảo tồn nên Cần Thơ luôn chú trọng hỗ trợ tổ chức theo quy mô lớn, để thu hút đông đảo người tham gia. 

Cũng trong khoảng thời gian này, lễ Cholchonam Thomay - Tết cổ truyền của người Khmer tại Cần Thơ cũng được tổ chức với rất nhiều nghi lễ độc đáo.

Ông Từ Quới Linh, một người Hoa sống tại Cần Thơ cho biết: “Lễ vía Bà Thiên Hậu là nét văn hoá đặc trưng lâu đời của người Hoa chúng tôi. Vừa liên quan đến tâm linh, vừa để thể hiện hình ảnh văn hóa riêng của người Hoa trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Chúng tôi mong rằng những giá trị tốt đẹp sẽ được biết đến rộng rãi hơn và được giữ gìn, lưu truyền đến mãi về sau”.

Lễ vía Bà Thiên Hậu mang giá trị về nhiều mặt trong đời sống của cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ. Đây cũng là dịp để bà con gặp gỡ nhau, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Kinh – người Hoa.

Công tác chuẩn bị cho buổi lễ cũng được người Hoa chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ đầy từ sớm. Khoảng ngày 18 tháng 3 Âm lịch, họ tập trung ở hội quán để sửa sang, quét dọn và chuẩn bị đồ lễ. Tượng bà sẽ được tắm sạch sẽ bằng nước đun từ lá bưởi, rồi thay quần áo mới. 

van hoa dac trung cua nguoi hoa o can tho trong le via ba thien hau hinh 3

Lễ vía bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Từ ngày hôm trước, những người nằm trong Ban trị sự của Hội quán đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật.

Theo quan niệm của người Hoa, lá bưởi được coi như một thứ bùa hộ mệnh, có khả năng tẩy sạch bụi trần, xua tan đi những điều phiền muộn, xui xẻo và không may mắn. Điều này khá giống với tập tục của người Khmer trong Lễ hội Ok Om Bok, để thanh tẩy bụi trần trước khi cúng trăng.

Lễ vía bắt đầu vào khoảng 6 giờ sáng ngày 23 tháng 3 Âm lịch. Từ ngày hôm trước, những người nằm trong Ban trị sự của Hội quán đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Những người khác khi đến có thể mang theo nhang, đèn, trà, rượu cùng xôi hoặc gà vịt đã làm sẵn để sắp thêm lên bàn cúng. Sau khi cúng xong, nếu muốn thì họ có thể mang lễ vật về hoặc để lại. 

Đúng 9 giờ Lễ vía Bà Thiên Hậu sẽ bắt đầu. Người Hoa chọn khung giờ đó vì họ cho rằng số 9 là con số may mắn. Thức cúng được bày biện đa dạng, đẹp mắt như chính giữa là heo quay nguyên con, thân heo được trang trí đẹp mắt, phần lưng heo cắm một con dao, với hàm ý mời các vị thần linh dùng dao xẻ thịt. Bên phải heo quay là một con gà luộc, bên trái bày dĩa trái cây, bên trên là các loại hoa quả… Phía trước bàn lễ sẽ là hai bình trà cùng những ly nhỏ, thêm cả rượu được đặt kế bên.

Từng nghi thức tế lễ được thực hiện theo đúng quy trình và cử hành rất trang trọng.

van hoa dac trung cua nguoi hoa o can tho trong le via ba thien hau hinh 4

Nếu có dịp đến Cần Thơ khoảng tháng 3 Âm lịch thì du khách bỏ đừng lỡ cơ hội trải nghiệm lễ hội đặc sắc này.

Sau khi Lễ vía Bà Thiên Hậu được cử hành xong, mỗi người mỗi việc, sẽ cùng nhau vào phụ bếp phụ nấu ăn, dọn bàn,... Tất cả những vị khách đến lễ đều được mời ở lại dùng cơm, dù bạn là người Hoa hay là khách thập phương. 

Chị Lê Ngọc Hằng, du khách đến từ TP. HCM chia sẻ: “Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong bản sắc văn hoá của họ. Người Hoa tại Việt Nam cũng thế. Tôi được dự lễ vía bà Thiên Hậu và cảm thấy sự tôn kính, trịnh trọng mà người Hoa dành cho những dịp như thế này. Bất kể bạn là ai, thì sau khi lễ xong bạn cũng có thể tham gia phụ nấu ăn, cùng ăn cơm với họ như những người thân thiết. Điều đó tạo cho tôi cảm giác gần gũi, thân quen”.

Nếu có dịp đến Cần Thơ khoảng tháng 3 Âm lịch thì du khách bỏ đừng lỡ cơ hội trải nghiệm lễ hội đặc sắc này. Đó sẽ là những kỷ niệm không thể nào quên và là dịp để bạn có thể hiểu hơn về văn hoá và con người của người Hoa ở Cà Mau…

Thanh Hoài

Bình Luận

Tin khác

Số hóa 3 làng cổ ở Bắc Bộ để phát triển du lịch

Số hóa 3 làng cổ ở Bắc Bộ để phát triển du lịch

(CLO) Làng Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh), làng Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên) và làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội) là 3 làng cổ ở Bắc Bộ được thí điểm mô hình số, do Portcoast thực hiện và bàn giao cho các địa phương.

Du lịch
Hàng loạt chính sách mới hỗ trợ ngành du lịch phục hồi và phát triển

Hàng loạt chính sách mới hỗ trợ ngành du lịch phục hồi và phát triển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão, trong đó có những chính sách hỗ trợ ngành du lịch.

Du lịch
Cấm vận chuyển hành khách ra Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cù Lao Chàm

Cấm vận chuyển hành khách ra Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cù Lao Chàm

(CLO) Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng loạt tỉnh cấm tàu thuyền ra khơi và tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách ra Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cù Lao Chàm.

Du lịch
4 món Việt lọt top 100 món ăn ngon nhất thế giới có gừng

4 món Việt lọt top 100 món ăn ngon nhất thế giới có gừng

(CLO) Phở, chè trôi nước, gà luộc và lẩu gà đen – bốn món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt – vừa được vinh danh trong danh sách "100 món ngon nhất thế giới có gừng" do chuyên trang ẩm thực Taste Atlas công bố ngày 17/9.

Du lịch
TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long khởi động bình chọn 'Điểm đến du lịch hấp dẫn 2024'

TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long khởi động bình chọn 'Điểm đến du lịch hấp dẫn 2024'

(CLO) Ngày 17/9, tại TP HCM, Sở Du lịch TP HCM phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chính thức ra mắt chương trình bình chọn "Điểm đến du lịch hấp dẫn TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2024".

Du lịch