Văn học TP.HCM tiếp tục rớt khỏi giải thưởng Văn học HNV Việt Nam 2013

Thứ sáu, 03/04/2015 09:54 AM - 0 Trả lời

Văn học TP.HCM tiếp tục rớt khỏi giải thưởng Văn học HNV Việt Nam 2013

(Congluan.vn) - Điều đáng buồn cho văn học TP.HCM, một thành phố công nghiệp lớn, một trung tâm văn hóa lớn, có hơn 500 nhà văn đang hoạt động và sáng tác, lại không có một tác phẩm nào lọt vào vòng chung khảo giải thưởng Văn học 2013.

 
 
Ngày 30 và 31/12/2013, các Hội đồng chuyên môn và Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã họp để thảo luận và bầu chọn tác phẩm cho giải thưởng văn học năm 2013 và bỏ phiếu kết nạp hội viên mới.

Có 83 tập văn xuôi, 78 tập thơ và văn học dịch, lý luận phê bình của các nhà thơ, nhà văn trong cả nước gửi về dự giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Riêng TP.HCM có trên 30 tác phẩm tham dự. Năm nay, Hội Nhà văn Việt Nam thực hiện quy chế mới là không trao tặng bằng khen và tặng thưởng, chỉ trao giải thưởng chính thức cho các tác phẩm đạt đủ tiêu chí. Tuy nhiên, không có tác phẩm nào của các nhà văn ở TP.HCM được đề cử vào chung khảo chứ chưa nói đến giải thưởng. Phải chăng nền văn học TP.HCM đang đi xuống?

Báo Công luận
 
Lễ trao giải thưởng

Về giải thưởng, có 4 tác phẩm được trao giải chính thức: Tập tiểu luận và bút ký về nghề văn Phút giây huyền diệu của Ma Văn Kháng, tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí, tập thơ Những lớp sóng ngôn từ của Mã Giang Lân và tiểu thuyết Nông dân của tác giả Wladyslaw St. Reymont người Ba Lan từng đoạt giải Nobel văn học năm 1924 do dịch giả Nguyễn Văn Thái chuyển ngữ.

Riêng tác giả Nguyễn Trí ở Đồng Nai được xem là một phát hiện của giải. Trong vài năm gần đây, Nguyễn Trí nổi lên như là một “hiện tượng”. Với những trang viết đúc kết từ chính cuộc sống gian nan vật vã của mình và từ cái nhìn thực tế, ông đã phản ánh đời sống hiện thực bằng ngòi bút sắc bén của mình thông qua ngôn ngữ văn chương sống động. Đồng thời, nhà phê bình kỳ cựu Mã Giang Lân ở Hà Nội đã mang lại ấn tượng với tập thơ chất chứa sự trải nghiệm của gần cả đời người.

Báo Công luận
 
Các tác giả nhận giải thưởng
 
Điều đáng buồn cho văn học TP.HCM, một thành phố công nghiệp lớn, một trung tâm văn hóa lớn, có hơn 500 nhà văn đang hoạt động và sáng tác lại không có một tác phẩm nào lọt vào vòng chung khảo. Phải chăng nền văn học TP.HCM đang “tuột dốc”? Giữa một thành phố hiện đại, giàu tiềm năng kinh tế, cũng như đời sống văn hóa luôn được cải thiện từng ngày. Các Hội VHNT đều được Nhà nước quan tâm và rót kinh phí hoạt động hằng năm, nhưng không hiểu sao, trong lĩnh vực văn học lại “dậm chân” tại chỗ? Phải chăng các nhà văn không còn khát khao cống hiến?

Bên cạnh giải thưởng, Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã quyết định kết nạp 36 hội viên mới, trong đó ở TP.HCM có 4 nhà văn: Nhà văn Bùi Anh Tấn và các nhà thơ Ngô Thị Ý Nhi, Nguyễn Đông Nhật và Huệ Triệu.

                                                                                  Phùng Hiệu

 

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa