“Vạn Lý Trường Thành” thứ 2 ở Trung Quốc nằm ở đâu?

Thứ năm, 27/09/2018 16:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vạn Lý Trường Thành vốn là công trình nổi tiếng bậc nhất ở Trung Quốc. Nơi này vốn từ lâu trở thành điểm du lịch bậc nhất khi đặt chân tới Trung Quốc. Tuy nhiên, đây lại không phải bức tường thành duy nhất ở quốc gia này. Bức tường thành thứ 2 nằm ở thành phố Nam Kinh, tọa lạc gần bờ sông Dương Tử. Công trình cũng đóng một vai trò quan trọng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng triều đại nhà Minh, đồng thời là kiệt tác của kiến trúc cổ xưa Trung Hoa.

Bức tường thành thứ 2 này được xây dựng cách đây khoảng 600 năm từ 350 triệu viên gạch, do Hoàng đế nhà Minh Chu Nguyên Chương (khoảng 1328-1398) khởi xướng. Sau khi thành lập triều đại nhà Minh (1368-1644) và lập Nam Kinh là thủ đô, để củng cố chủ quyền tránh kẻ xâm lược, Hoàng đế Chu Nguyên Chương cùng cố vấn Zhu Sheng đã cho xây bức tường thành trong suốt 21 năm.

Báo Công luận
 "Vạn Lý Trường Thành" thứ 2 nằm tại phía nam sông Dương Tử, là nơi ít người biết.
Sử sách ghi lại, hơn 200.000 người được huy động từ khắp các tỉnh thành lân cận tới xây thành, vận chuyển gần 7 triệu m3 đất. Ước tính, bức tường thành này sử dụng tới 350 triệu viên gạch. Chúng được gắn kết với nhau nhờ hỗn hợp nước gạo, vôi và những nguyên liệu khác. Tường cao từ 14-20m, rộng 14m, trên đỉnh có các lỗ châu mai phòng thủ trong trường hợp bất trắc.

Phần còn lại của bức tường ngày nay dài chừng 21km, so với chiều dài trước kia là 35km.

Báo Công luận
 Bức tường thành xây từ đời nhà Minh do Hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng.
Nằm ở bờ phía nam của sông Dương Tử với lượng mưa dồi dào, đồi núi và sông uốn lượn là nhiệm vụ khó để thực hiện dự án lớn. Tuy nhiên, người Trung Quốc cổ đại đã chinh phục tất cả, thể hiện kỹ năng và dùng vật liệu phù hợp với địa hình.

“Vạn Lý Trường Thành” ở Nam Kinh được chia thành 4 phần, được quây tròn bao bọc vùng đất rộng lớn quanh nội đô. Trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng công trình vẫn đứng vững cùng tuế nguyệt, chứng tỏ trình độ đỉnh cao xây dựng và kiến trúc của người Trung Quốc xưa. Bức tường còn lại ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng chủ yếu là di tích của nội thành.

Báo Công luận

Bức tường thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật đỉnh cao của người Trung Quốc cổ xưa. 

Nam Kinh hiện là một trong số ít các thành phố ở Trung Quốc vẫn còn lưu giữ khá nguyên vẹn những bức tường thành cổ, có giá trị lớn về mặt lịch sử văn hóa.

Ngày nay khi đến Nam Kinh, du khách có thể tham quan bức tường thành cổ từ 6 điểm: Trung Hoa Môn tới An Môn, cổng Trung Sơn tới đường Đông Guanghua, Đông Thủy Quan tới Tây Thủy Quan, Qing Ling tới Vườn quốc phòng, cổng Ding Huai tới núi Sư Tử và đường Zhong Fu tới cổng Zhong Fang.

T.H

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa