(NB&CL) Việc Chính phủ Anh ngày 7/3 công bố kế hoạch mới nhằm mạnh tay ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp từ Pháp vào Anh qua Eo biển Manche có thể xem là động thái quyết liệt mới nhất từ các quốc gia châu Âu trong nỗ lực chặn dòng người nhập cư ngày càng ồ ạt.
“Nhập cư bất hợp pháp tại Anh đã vượt quá giới hạn”
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman trong phát biểu trình bày trước Quốc hội Anh về dự luật cấm nhập cư trái phép vừa được công bố. Theo bà Suella Braverman, dự luật được đưa ra trong bối cảnh nhập cư bất hợp pháp tại Anh đã vượt quá giới hạn và trở thành một phần của cuộc khủng hoảng di cư trên toàn cầu.
Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ Suella Braverman, dự luật quy định, người nhập cư trái phép vào Anh qua Eo biển Manche sẽ bị trục xuất, bị cấm nhập cảnh vào Anh và bị cấm xin cấp quy chế công dân của nước này. Sau khi bị trục xuất, người di cư sẽ được đưa trở lại quê hương của họ hoặc đến một điểm đến an toàn như Rwanda, theo khuôn khổ đối tác đã thống nhất giữa 2 nước. Các quyền pháp lý của những người này sẽ bị hạn chế đáng kể.
Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải chuẩn bị được đưa vào đất liền ở ngoài khơi Libya. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thực ra không phải đến bây giờ, mà từ lâu, đặc biệt là từ năm 2018 khi dòng người nhập cư tăng mạnh, di cư bất hợp pháp đã là vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách Anh. Năm 2022 vừa qua, có trên 45.000 người vượt Eo biển Manche nhập cảnh vào Anh, tăng 60% so với năm trước đó, có những ngày như ngày 22/8/2022 số lượng người vượt biển lên tới 1.295 lượt người - con số được xem là cao kỷ lục. Từ đầu năm 2023 đến nay, con số này đã lên gần 3.000 người.
Thực trạng đau lòng
Nạn di cư bất hợp pháp không là nỗi đau đầu của riêng Chính phủ Anh, mà còn là vấn đề toàn cầu, trong đó có toàn châu Âu. Chỉ tính thống kê của Cơ quan biên phòng châu Âu (Frontex) từ tháng 11/2022 cho biết trong 10 tháng năm 2022, khoảng 275.500 người đã di cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu (EU), tăng 73% so với cùng kỳ năm 2021 và là con số cao nhất kể từ năm 2016. Ông Samir Zaqout - Phó Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Al Mezan từng cho biết: “Khoảng 250.000 người Palestine, chiếm khoảng 10% dân số Gaza, đã tìm cách rời khỏi Dải Gaza và đến Tây Âu. Đây là một tỷ lệ đáng kể”.
Cũng từ vấn nạn này, rất nhiều điều đau lòng đã xảy đến. Người di cư thường sử dụng thuyền nhỏ để di chuyển trong đêm tối, tránh được sự phát hiện của lực lượng an ninh 2 nước, song tiềm ẩn mối nguy hiểm đe dọa tính mạng. Theo dữ liệu từ LHQ, hơn 20.300 người đã thiệt mạng hoặc mất tích ở Địa Trung Hải kể từ năm 2014. Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2022 có trên 1.450 người di cư đã thiệt mạng khi đi qua tuyến đường này để đến châu Âu. Riêng từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 2/2023, ước tính hơn 220 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên hành trình di cư. Nhiều thảm kịch đã xảy ra. Mới đây nhất, chỉ trong tháng 2 vừa qua đã liên tiếp xảy ra nhiều thảm kịch di cư chấn động: vụ trên 70 người di cư thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya; vụ chìm tàu chở người di cư ngoài khơi bờ biển miền Nam Italy khiến hàng trăm người thiệt mạng; vụ hàng chục người di cư tử vong trong xe tải tại Bulgaria...
Chính sách phù hợp trong vấn đề nhập cư - vấn đề cấp thiết
Xung đột, thất nghiệp, mất an ninh lương thực được xem là những yếu tố chính khiến dòng người di cư liên tục đổ về châu Âu và cảnh báo mới được Cơ quan Biên giới và Cảnh sát biển châu Âu đưa ra là năm 2023 này dòng người di cư vào châu Âu có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không có sự điều chỉnh trong chính sách và các cuộc xung đột chưa hạ nhiệt.
Tháng 11/2022, Thủ tướng Áo, Hungary và Tổng thống Serbia tại lễ biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống di cư bất hợp pháp. Ảnh: Hungarytoday.hu
Cách đây chưa lâu, bàn về vấn đề “xử sự” với người di cư, Tổng Thư ký Guterres LHQ từng nêu quan điểm, rằng hơn 80% những người di cư theo cách an toàn và có trật tự là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự năng động và sự hiểu biết. Tuy nhiên, hoạt động di cư lộn xộn và mất trật tự theo các tuyến đường nguy hiểm mà những kẻ buôn người lợi dụng đang tiếp tục gây ra những hệ lụy lớn. Tổng Thư ký Guterres cũng nhấn mạnh người di cư phải được tôn trọng mà không bị phân biệt đối xử, bất kể họ bị ép buộc di cư, di cư tự nguyện hay được cấp phép chính thức. Ông kêu gọi các nước trên thế giới nỗ lực để bảo vệ tính mạng, cuộc sống của người di cư, xem đây là nghĩa vụ đạo đức và pháp lý.
Hồi tháng 6/2022, việc Chính phủ Anh đưa ra giải pháp đưa người vượt biên trái phép sang Rwanda, một quốc gia ở Đông Phi, với hy vọng sẽ ngăn chặn được những người vượt biên chỉ để vào Anh, đã gây ra nhiều tranh cãi Các tổ chức từ thiện và nhóm vận động xã hội đã phản đối cho rằng thỏa thuận không an toàn cho người di cư và có thể gây ra những hậu quả không thể đảo ngược đối với cuộc sống của họ. Quốc hội Ý cũng từng thông qua luật mới gây tranh cãi về áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO) giải cứu người di cư trên biển. Theo đó, điểm mấu chốt của luật mới là các tàu cứu nạn của NGO phải di chuyển và cập cảng không chậm trễ sau khi giải cứu được người di cư, thay vì lênh đênh trên biển để tìm kiếm thêm các thuyền chở người di cư gặp nạn khác rồi mới vào bờ. Tàu thuyền vi phạm sẽ chịu mức phạt có thể lên tới hơn 53.000 USD. Nếu vi phạm nhiều lần, phương tiện sẽ bị tịch thu. Hội đồng châu Âu, LHQ và một số tổ chức từ thiện chỉ trích quy định mới bởi nó sẽ cản trở giải cứu người di cư và có nguy cơ làm tăng số vụ chết đuối thương tâm ở trung Địa Trung Hải.
Phản ứng trước vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Piantedosi cho rằng: “Luật không nhằm mục đích cản trở hoạt động giải cứu theo bất kỳ cách nào, mà giúp chúng diễn ra một cách có trật tự, phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trong một phiên điều trần trước quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Piantedosi cũng từng nói: “Thảm kịch này khiến chúng tôi đau đớn sâu sắc và kêu gọi chúng tôi hành động để ngăn chặn những cuộc vượt biển nguy hiểm như vậy, cũng như tìm ra những phản ứng cụ thể cho vấn đề di cư. Rõ ràng là điều này chỉ có thể được thực hiện bằng hành động quyết đoán của EU và sức mạnh tổng hợp với các quốc gia quá cảnh. Chúng ta phải ngăn chặn việc những người trốn chạy chiến tranh giao phó bản thân cho những kẻ buôn người vô đạo đức. Các chính sách đoàn kết có trách nhiệm của EU là cần thiết”.
Mới đây nhất, ngày 4/3, Bộ trưởng Nội vụ của 5 quốc gia Địa Trung Hải thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi các nước thành viên thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất trong giải quyết vấn nạn di cư bất hợp pháp, “thiết lập một cơ chế đoàn kết lâu dài và mang tính ràng buộc”, đáp ứng nhu cầu thực tế của các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp vấn nạn di cư bất hợp pháp và đảm bảo những nhu cầu này được đáp ứng đầy đủ thông qua các nỗ lực chung. Ngày 26/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng kêu gọi đẩy nhanh cải cách các quy tắc tị nạn của EU, vốn đang bị đình trệ. Trong một tuyên bố, bà Leyen nhấn mạnh, EU phải tăng gấp đôi nỗ lực đối với Hiệp ước về Di cư và tị nạn cũng như Kế hoạch hành động ở Trung Địa Trung Hải.
Trong lúc EU còn chưa đưa ra được giải pháp khả thi nào để xử lý rốt ráo vấn nạn nhức nhối này thì nhiều quốc gia đã đang tự chủ động đề ra gải pháp phối hợp trong vấn đề di cư và những giải pháp này tiếp tục gây tranh cãi và gây chia rẽ trong nội bộ châu lục này. Và điều đáng quan tâm nhất là chừng nào còn tranh cãi, còn chia rẽ thì việc tôn trọng, bảo vệ toàn diện và hiệu quả các quyền cơ bản của người di cư như mong muốn của Đại hội đồng LHQ khi chọn ngày 18/12 là Ngày Quốc tế Người di cư còn chưa thể trở thành hiện thực.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.