Văn nghệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tạo nên “Một thế giới rung cảm”

Thứ ba, 09/04/2019 09:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn một năm được tái thành lập, Ban Văn học Nghệ thuật (VHNT-VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam với Slogan “Một thế giới rung cảm đang tập trung giữ gìn “kho báu” của mình - đó là chất phát thanh chuyên biệt có sự tham gia của các cộng tác viên thân thiết, những giọng đọc truyền cảm, có nghề....

Ra “ở riêng” để nâng cao tính chuyên biệt

Còn nhớ năm 2008, Ban VHNT nhập vào với một số ban khác của Đài Tiếng nói Việt Nam thành Hệ Văn hóa Đời sống Khoa giáo VOV2. Không còn là cấp Ban nhưng VHNT VOV vẫn tồn tại trong lòng công chúng để đến ngày 1/2/2018, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đã quyết định tái thành lập Ban VHNT VOV6 nhằm tiếp tục giữ vững hình ảnh thương hiệu, phát huy giá trị, bồi bổ thêm các chất liệu mới.

Một buổi thu âm chèo của VOV6 (ảnh: VOV)

Một buổi thu âm chèo của VOV6 (ảnh: VOV)

Tự tin với văn nghệ phát thanh, nhà báo Trần Nhật Minh, Trưởng Ban VHNT VOV6 cho rằng Ban có những thuận lợi nhất định để có thể dựa vào đó mà phát triển. Cụ thể ông cho biết đặc thù của văn nghệ là tiếng lòng, là nơi truyền tải những tinh hoa, những giá trị mà nếu biết cách làm sâu sắc các giá trị và lưu giữ những tinh hoa sẽ rất hút thính giả.

“Thực tế là qua khảo sát tại địa chỉ vov2.vn, lượng người nghe tìm kiếm và nghe những nội dung về văn học - nghệ thuật luôn đứng ở top đầu, đó là một thuận lợi không nhỏ cho VOV6. Mặt khác, Ban ra “ở riêng” sẽ nâng cao hơn nữa tính chuyên biệt, tạo sân chơi cho các văn nghệ sĩ, thu nhận các tác phẩm có giá trị, góp phần xây dựng một nền văn nghệ giàu bản sắc và hội nhập”- nhà báo Trần Nhật Minh nhấn mạnh.

Nhà báo Trần Nhật Minh cũng cho biết: Văn chương chữ nghĩa tạo sự tưởng tượng, tạo không gian để mỗi cá thể tiếp nhận nó được phán xét, được cảm thụ, được rung động theo tưởng tượng của mình. Phát thanh kích thích trí tưởng tượng của văn chương, đó là lợi thế so với các phương tiện truyền thông khác.

Bên cạnh đó, Trưởng ban VOV6 Trần Nhật Minh cũng nhìn nhận hiện tại VOV6 có đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, tâm huyết từ VOV2 và một số đơn vị trong Đài được điều chuyển sang, có lượng cộng tác viên rộng khắp, có nguồn văn chương giá trị, không những của Việt Nam mà của thế giới. VOV6 còn được “sở hữu” nguồn tư liệu âm thanh khổng lồ, có giá trị ở mảng văn học - nghệ thuật được lưu giữ ở kho băng tư liệu của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Không từ chối “chơi” với thế giới mạng

Tuy nhiên, được tái lập trong bối cảnh “báo nói” bị ảnh hưởng thị phần bởi các dạng truyền thông khác, nhiều người cho rằng đó là bước đi đầy táo bạo. Để giải “bài toán” công chúng, nhà báo Trần Nhật Minh cho biết: VOV6 đang nỗ lực phát huy thế mạnh của VOV6 là những chương trình chuyên biệt có hàm lượng văn hóa cao, bao quát được bức tranh văn nghệ không chỉ trong nước mà còn cập nhật các xu hướng, trào lưu nghệ thuật thế giới; đồng thời giới thiệu nhiều tác phẩm hay của các nhà văn, nhà thơ, kịch tác giả... trong và ngoài nước, góp phần định hướng giá trị thẩm mỹ, gợi mở những tranh luận học thuật, đồng thời chú trọng xây dựng tính giải trí, đan cài trong các format...

Mặc dù ra “ở riêng” nhưng VOV6 vẫn có kênh sóng và trang website chung với VOV2, giờ phát sóng các chương trình vẫn ổn định như trước tiện cho khán giả theo dõi. Những chương trình có “thương hiệu” được thính giả quan tâm từ trước tới nay như: Đọc truyện đêm khuya, Tiếng thơ, Sân khấu truyền thanh, Trang văn nghệ chủ nhật,… vẫn được Ban hết sức quan tâm.

Nhà báo Trần Nhật Minh- (Ảnh: FBNV)

Nhà báo Trần Nhật Minh- (Ảnh: FBNV)

Không dừng ở đó, để đáp ứng hướng phát triển mới, Ban đã có một vài format mới để tạo đà cho việc có kênh sóng riêng. Đó là chương trình “Làn sóng nghệ thuật” phát 8h30 thứ ba và thứ sáu hằng tuần. Đây là một mini magazine. Trong 15 phút, thính giả sẽ tiếp cận các xu hướng, khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật từ cổ điển đến đương đại; gặp gỡ với các nhân vật tiên phong trong các loại hình... để có được một hình dung về nghệ thuật Việt trong bối cảnh hội nhập.

Rồi chương trình “Hành trình sáng tạo”, phát sóng lúc 13h30 Chủ Nhật hằng tuần. Đây là một talkshow “tung tẩy” lật xới nhiều câu chuyện bí mật xung quanh một tác phẩm, công trình, con đường nghệ thuật với những nỗi đau đáu sáng tạo, những nguồn cơn cảm xúc, những suy tư bí quyết... mặn chát mồ hôi lao động nghệ thuật của những chủ thể sáng tạo.

Từ những chương trình đã được thính giả quan tâm nhiều năm qua, Ban tiếp tục xây dựng thêm các chương trình mới, điển hình như: “Làn sóng nghệ thuật”, “Sàn diễn mới”, talkshow “Hành trình sáng tạo”…

Nhấn mạnh về việc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông mới để thu hút công chúng, nhà báo Trần Nhật Minh cho biết: “Chúng tôi chấp nhận cạnh tranh nhưng không từ chối “chơi” với thế giới mạng, do đó luôn tính đến các sản phẩm đa nền tảng để một mặt gia tăng các giá trị sản phẩm, mặt khác góp phần thu hút thêm thính giả, đặc biệt thính giả trẻ sử dụng công nghệ. Bên cạnh đó cũng tăng cường liên kết tổ chức các event nghệ thuật, các cuộc giao lưu với các Hội VHNT địa phương, với các khu vực có các lượng thính giả triển vọng...”

Trưởng ban VOV6 Trần Nhật Minh khẳng định: Phát thanh văn nghệ phải là một địa chỉ để các nhà văn, nhà thơ tin tưởng gửi gắm những tác phẩm mới, là nơi để giới văn nghệ sĩ lui tới bàn luận, trao đổi những ý tưởng, xu hướng sáng tác mới. “Tư duy phản biện khoa học, chương trình mang tính “Mở” sẽ tạo điều kiện cho họ có cơ hội được tranh luận tìm ra giá trị đích thực của tác phẩm. Phát thanh văn nghệ luôn phải là chính mình, “chơi” tận cùng thế mạnh của mình, dám bung ra nắm bắt những cơ hội, những xu hướng”- nhà báo Trần Nhật Minh quả quyết.

NK

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo