Văn phòng tại Nhật chật vật thích nghi với giãn cách xã hội

Chủ nhật, 28/06/2020 19:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mang danh là phù thủy công nghệ cao, nhưng Nhật Bản lại lỗi thời theo cách rất cứng đầu.

Nhiều công ty Nhật vẫn đề cao việc gặp trực tiếp

Nhiều công ty tại Nhật vẫn đề cao việc gặp mặt trực tiếp. Ảnh: Getty

Nhiều công ty tại Nhật vẫn đề cao việc gặp mặt trực tiếp. Ảnh: Getty

Năm 57 Sau Công Nguyên, Hoàng đế Trung Hoa là Hán Quang Vũ Đế, đã trao cho sứ giả của Vương Quốc Wa (tên nước Nhật thời đó) một con dấu bằng vàng nguyên khối, với tay cầm hình con rắn cuộn tròn.

Những con dấu như vậy, hay còn gọi là hanko, vẫn đang được dùng rất phổ biến ở Nhật Bản thay cho chữ ký trên các văn bản cũng như hợp đồng chính thức.

Giữa đại dịch Covid-19, khi mà nhiều nhân viên buộc phải chống lại lệnh giãn cách xã hội và lê bước đến văn phòng để đóng dấu tài liệu, thì con dấu hanko đã cho thấy các doanh nghiệp Nhật phải chật vật thế nào trong việc hiện đại hóa văn hóa làm việc lỗi thời.

Mang danh là phù thủy công nghệ cao, nhưng Nhật Bản lại lỗi thời theo cách rất cứng đầu.

Lúc đại dịch bùng lên, chỉ có 40% các công ty Nhật Bản là đã số hóa các hợp đồng, và chỉ có 30% có sẵn hệ thống cho phép làm việc từ xa.

Điện thư (fax) vẫn phổ biến; ở nhiều tỉnh, bác sĩ còn gửi fax kết quả xét nghiệm virus Corona đến các quan chức y tế cộng đồng.

Đại dịch này đã phơi bày sự phụ thuộc quá mức của các tập đoàn Nhật vào hình thức giao tiếp trực tiếp.

Gặp mặt trực tiếp khách hàng hay đối tác làm ăn là phép lịch sự bắt buộc.

Phong cách quyết định theo tập thể của Nhật dựa vào cảnh mọi người cùng tụ tập trong một căn phòng.

Nhân viên văn phòng, cả nam cả nữ, dành cả ngày dài ở cơ quan để thể hiện sự tận tụy với công ty và các đồng nghiệp, và rồi, tiệc tùng ăn uống thâu đêm để gây dựng mối thân tình giữa đồng nghiệp với nhau.

Trong tiếng Nhật, gaiatsu, hay còn gọi là áp lực từ bên ngoài, thường dấy lên những thay đổi sâu sắc.

Phải đến năm 1853, khi các con tàu đen của Mỹ cập cảng, 200 năm Tỏa quốc của Nhật Bản mới có thể kết thúc (tàu đen là từ mà người Nhật dùng để gọi tàu phương Tây đến Nhật).

Vụ đụng độ giữa tàu Nhật và Trung Quốc gần các đảo tranh chấp năm 2010 đã thúc đẩy họ tiến hành cải cách quân sự.

Ông Miyake Kunihiko, chuyên gia về chính trị-xã hội ở Tokyo, thuộc Viện nghiên cứu Quốc tế học Canon, cho rằng, đại dịch này, cũng là một “gaiatsu” cho các công ty Nhật Bản.

Một vài công ty đang thay đổi

“Covid-19 là phong ba đối với kinh tế, nhưng lại là động lực thúc đẩy (thay đổi) văn hóa”, dẫn lời Hagiwara Shinichi, chủ của Mitsui Foods, một nhà bán buôn có tiếng.

Ông đã hướng dẫn nhân viên tổ chức các cuộc họp thường trực qua Zoom. Nhiều công ty đang chuyển sang hợp đồng mạng.

'Hanko' đang tỏ ra sự lỗi thời. Ảnh: Time

'Hanko' đang tỏ ra sự lỗi thời. Ảnh: Time

Các bữa tiệc tùng trực tuyến, hay còn gọi là Zoom-nomi, giờ đang là xu hướng thịnh hành; mới đây, như nhà báo Honda Masakazu đã viết trên trang tin kinh doanh Toyo Keizai rằng “Bạn chẳng còn phải lo đến việc phải bắt chuyến tàu cuối cùng về nhà nữa.”

Cho đến nay, những thay đổi vẫn còn rất ngập ngừng và không đồng đều.

Các công ty lớn đang chuyển sang hệ thống làm việc linh hoạt nhanh chóng hơn; họ cũng có nhiều khả năng hơn trong việc sở hữu sẵn hệ thống máy tính, cũng như tiền mặt để bù đắp cho các khoản hao hụt doanh thu và để chi trả cho việc đầu tư vào phần cứng và phần mềm.

Các công ty quy mô nhỏ và trung bình thì “không có điều kiện như thế”, ông Hagiwara thừa nhận.

Nhưng cuộc cải tiến này có thể không được bao lâu. Một khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng, các ông chủ có thể sẽ lại yêu cầu cấp dưới quay lại bàn làm việc mà thôi.

Tuy nhiên, có thể họ sẽ không dùng con dấu hanko nữa. Ngày 27/4, thủ tướng Abe Shinzo yêu cầu xem xét lại văn hóa sử dụng con dấu.

Ngay cả Bộ trưởng chính sách công nghệ nước này, người dẫn đầu một nhóm trong quốc hội về bảo vệ văn hóa con dấu, cũng thừa nhận rằng những con dấu là chướng ngại đối với làm việc từ xa.

Vân Trần

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế