Vắng bóng Nga, thế giới khoa học sẽ trở nên khó khăn hơn

Thứ hai, 28/03/2022 22:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu không có sự hợp tác của Nga, các nhà khoa học khí hậu sẽ gặp nhiều khó khăn để có thể tiếp tục công việc quan trọng của mình là ghi lại sự ấm lên ở Bắc Cực. Và đó chỉ là một trong những khoảng trống mà Nga sẽ để lại trong thế giới khoa học tới đây.

Mất mát không thể bù đắp

Cơ quan vũ trụ của châu Âu cũng đang phải vật lộn với việc làm thế nào để tàu thám hiểm sao hỏa được lên kế hoạch của họ có thể tồn tại qua những đêm băng giá trên "hành tinh đỏ" mà không có thiết bị sưởi của Nga.

Trong các lĩnh vực khoa học có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai và tri thức của nhân loại, tình hình ở Ukraine quả thật đang gây ra sự rạn nứt nhanh chóng và sâu rộng đến các mối quan hệ và các dự án gắn bó giữa Nga và phương Tây.

vang bong nga the gioi khoa hoc se tro nen kho khan hon hinh 1

Trạm quốc tế không gian. Ảnh: AP

Bài liên quan

Tình hình đang trở nên căng thẳng khi các quốc gia phương Tây tìm cách trừng phạt và cô lập Moscow bằng cách dừng cấp vốn cho các chương trình khoa học liên quan đến Nga.

Điều này khiến việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề khác sẽ khó khăn hơn nếu không có sự hợp tác của Nga. Các nhà khoa học Nga và phương Tây vốn đã trở nên phụ thuộc vào chuyên môn của nhau hơn, khi họ hợp tác trong các lĩnh vực, từ khai thai sức mạnh của nguyên tử đến việc phóng các tàu thăm dò vào không gian.

Chuyến thám hiểm sao hỏa theo kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu với Nga là một ví dụ. Các mảng cảm biến của Nga được sử dụng để dò tìm và nghiên cứu môi trường của hành tinh có thể phải thay thế, nếu việc đình chỉ hợp tác giữa họ trở nên rạn nứt lâu dài. Trong trường hợp đó, dự án - vốn được lên kế hoạch phóng trong năm nay - sẽ không thể được tiến hành trước năm 2026.

Giám đốc ESA Josef Aschbacher cho biết: “Chúng ta cần gỡ rối tất cả các vấn đề trong quá trình hợp tác này, và đây là một quá trình rất phức tạp. Tất nhiên, sự phụ thuộc vào nhau cũng tạo ra sự ổn định và ở một mức độ nhất định, sự tin tưởng. Và đây là thứ mà chúng tôi sẽ mất do tình hình ở Ukraine”.

Sự phản đối của quốc tế và các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang khiến các hoạt động hợp tác chính thức trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được. Các nhà khoa học, vốn đã trở thành bạn bè, vẫn giữ liên lạc không chính thức, nhưng các dự án lớn nhỏ của họ đang có khả năng bị huỷ bỏ.

Liên minh châu Âu đang đóng băng các cá nhân và tổ chức của Nga ra khỏi nguồn vốn 105 tỷ đô la Mỹ dành cho nghiên cứu, đình chỉ các khoản thanh toán và nói rằng họ sẽ không nhận được hợp đồng mới. Tại Đức, Anh và các nước khác, nguồn tài trợ và hỗ trợ cũng đang bị rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.

Tại Mỹ, Viện Công nghệ Massachusetts đã cắt đứt quan hệ với một trường đại học nghiên cứu mà họ đã giúp thành lập ở Moscow. Trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Estonia sẽ không nhận sinh viên mới từ Nga và đồng minh Belarus. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Estonia, Tarmo Soomere, nói rằng việc phá vỡ các kết nối khoa học sẽ gây tổn hại.

Ông nói: “Chúng ta có nguy cơ mất đi nhiều động lực thúc đẩy thế giới của chúng ta hướng tới các giải pháp tốt hơn và một tương lai tốt đẹp hơn. Trên toàn cầu, chúng ta có nguy cơ đánh mất những tiến bộ khoa học". Các nhà khoa học Nga cũng cho biết họ "không thể làm công việc của mình, bởi vì việc tiến hành nghiên cứu là không thể nếu không có sự hợp tác chính thức với các đồng nghiệp nước ngoài".

Khí hậu không đợi chính trị lắng xuống

Một quy định của Bộ Khoa học Nga còn đang yêu cầu rằng các nhà khoa học nước này không cần bận tâm đến việc nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, nói rằng chúng sẽ không còn được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho công việc của họ.

vang bong nga the gioi khoa hoc se tro nen kho khan hon hinh 2

Khí hậu trái đất không chờ đợi địa chính trị lắng xuống. Ảnh minh họa: Reuters

Ông Lev Zelenyi, một nhà vật lý hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Không gian ở Moscow, người đã tham gia vào sự hợp tác hiện đã bị đình chỉ trên tàu thám hiểm ExoMars, đã mô tả tình huống này là "bi kịch" và cho biết ông và các nhà khoa học Nga khác hiện phải "học cách sống và làm việc trong môi trường mới”.

Đối với một số hợp tác lớn, tương lai hiện không rõ ràng. Dự án năng lượng nhiệt hạch ITER 35 quốc gia ở miền nam nước Pháp là một trong số đó, khi Nga thuộc 1 trong 7 nước sáng lập và đồng chia sẻ kinh phí cũng như kết quả thử nghiệm.

Người phát ngôn của ITER, Laban Coblentz cho biết dự án vẫn là “một nỗ lực có chủ đích của các quốc gia có hệ tư tưởng khác nhau để cùng nhau xây dựng một tương lai chung”. Trong số các thành phần thiết yếu do Nga cung cấp có một nam châm siêu dẫn khổng lồ đang chờ thử nghiệm ở St.Petersburg trước khi xuất xưởng.

Các nhà nghiên cứu săn tìm vật chất tối cũng đang gặp khó khăn khi mất hơn 1.000 nhà khoa học Nga đang đóng góp vào các thí nghiệm tại tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu CERN. Ông Joachim Mnich, giám đốc nghiên cứu cho biết sự trừng phạt không nên dành cho các nhà khoa học Nga. CERN đã đình chỉ tư cách quan sát viên của Nga tại tổ chức này. "Nhưng chúng tôi sẽ không trục xuất ai về nước", ông Mnich nói.

Ông Adrian Muxworthy, giáo sư tại Đại học Hoàng gia London, nói rằng trong nghiên cứu của mình về từ trường trái đất, các thiết bị do Nga sản xuất “có thể thực hiện các loại phép đo mà các thiết bị thương mại khác của phương Tây không thể thực hiện được”. 

Tại Đức, nhà khoa học khí quyển Markus Rex cho biết sứ mệnh quốc tế kéo dài một năm mà ông phụ trách ở Bắc Cực vào năm 2019-2020 sẽ không thể thực hiện được nếu không có những con tàu mạnh mẽ của Nga để lao qua lớp băng và cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác.

Ông nói, xung đột ở Ukraine đang ngăn chặn “sự hợp tác rất chặt chẽ” này cũng như các nỗ lực chung trong tương lai để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu. “Điều này sẽ làm tổn hại đến khoa học. Chúng ta sẽ mất nhiều thứ. Sẽ cực kỳ khó để thực hiện nghiên cứu có ý nghĩa ở Bắc Cực nếu bỏ qua đóng góp to lớn của Nga”, Rex đánh giá.

Rõ ràng, sự vắng bóng của Nga thực sự là một cơn ác mộng vì Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng. Biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác của khoa học, của nhân loại sẽ không chờ cho tới khi các căng thẳng địa chính trị lắng xuống!

Quốc Thiên

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế