Vàng SJC tiến sát ngưỡng 62 triệu đồng mỗi lượng

Thứ tư, 17/11/2021 10:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 17/11, giá vàng trong nước có giảm đôi chút, nhưng về tổng thể vẫn giữ xu hướng tăng và có thể chạm ngưỡng 62 triệu đồng/lượng trong thời gian tới.

Tại thời điểm 9 giờ 30 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC từ 61,00-61,75 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng.

vang sjc tien sat nguong 62 trieu dong moi luong hinh 1

Giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 62 triệu đồng/lượng. Ảnh minh họa

Hai doanh nghiệp khác là Công ty Phú Quý và Doji Hà Nội cùng giảm giá mua và bán vàng SJC tới 300.000 đồng/lượng, giá mới từ 60,60-61,60 triệu đồng/lượng.

Trong phiên hôm qua, giá vàng SJC tăng phi mã. Kết thúc ngày giao dịch, thương hiệu này tăng gần 900.000 đồng mỗi lượng.

Đáng chú ý, chênh lệch chiều mua và/bán ra cũng nới rộng thêm, lên tới 1 triệu đồng/lượng (tăng khoảng 300.000 đồng/lượng so với phiên đầu tuần.)

[Giá vàng SJC tiếp tục đi lên, tiến sát ngưỡng 61 triệu đồng]

Trong khi đó, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu phiên hôm qua cũng tăng gần 400.000 đồng/lượng.

Đến sáng nay, thương hiệu này điều chỉnh, với giá niêm yết mới từ 53,30-53,98 triệu đồng mỗi lượng, giảm 260.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

Hiện tại, giá bán ra vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp đã lên gần 62 triệu đồng/lượng, cao hơn 3,5 triệu so với đầu tháng 11.

Giá mua vào cũng được đẩy lên trên mức 61 triệu đồng.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn chủ yếu được bán ra quanh mốc 54 triệu/lượng, cũng cao hơn gần 2 triệu đồng so với đầu tháng.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc Đá quý SJC Phú Thọ, cho biết giá vàng tăng mạnh gần đây chủ yếu đến từ tâm lý lo ngại lạm phát tăng trên toàn cầu.

Trên thị trường thế giới, lạm phát tại Mỹ đã tăng lên mức 6,2% với nguyên nhân chính là sự đứt gãy của chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động.

Tương tự, tại Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng cảnh báo nguy cơ lạm phát có thể tăng cao trong năm 2022 khi các gói hỗ trợ kinh tế được đưa ra.

Ngoài ra, Việt Nam còn đối mặt với áp lực lạm phát nhập khẩu khi giá các mặt hàng nhập khẩu nhiều đang tăng mạnh trên thế giới.

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch quanh ngưỡng 1.855 USD/ounce, giảm gần 17 USD/ounce so với cùng thời điểm phiên trước.

Mức giá này xấp xỉ 50,85 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD niêm yết tại ngân hàng Vietcombank, thấp hơn thương hiệu SJC khoảng 10,9 triệu đồng/lượng.

Trước đó, trong phiên 16/11, giá vàng kỳ hạn tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm, khi số liệu về kinh tế Mỹ mạnh đã thúc đẩy hoạt động chốt lời. Hợp đồng vàng giao tháng 12/2021 được giao dịch nhiều nhất giảm 0,67% xuống mức 1.854,1 USD/ounce.

Thị trường lao dốc sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 10 tăng nhanh hơn dự báo. Theo đó, ngày 16/11, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ tại nước này trong tháng 10 tăng 1,7%, vượt các dự báo của thị trường và người tiêu dùng Mỹ vẫn chi tiêu mạnh.

Thông tin này đã kéo đồng USD lên đỉnh 16 tháng. Đồng USD lên giá đã gây sức ép lên giá vàng.

Edward Moya - nhà phân tích thị trường cấp cao tại hãng môi giới chứng khoán OANDA, nhận định triển vọng của vàng đang gặp nhiều rủi ro hơn. Đà tăng sẽ chậm lại, nhưng vẫn có thể hướng đến 1.900 USD

Giá vàng thế giới đã tăng hơn 2% trong một tuần qua, sau khi số liệu cho thấy lạm phát Mỹ tăng vọt trong tháng 10.

Chủ tịch FED Richmond Thomas Barkin hôm 15/11 cho biết FED không ngại nâng lãi suất. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ chờ để đánh giá liệu tình trạng lạm phát và thiếu lao động có kéo dài thêm hay không.

Lãi suất tăng sẽ gây áp lực lên vàng. Do việc này kéo lợi suất trái phiếu lên, còn vàng lại không trả lãi cố định.

Tuy nhiên, giới chuyên gia dự báo giá vàng còn có thể tăng cao hơn nữa. Theo ông Peter Grosskopf, Giám đốc điều hành của Quỹ Sprott, lạm phát càng dai dẳng thì vàng càng tăng giá.

Giá vàng có thể tăng lên 2.600 USD/ounce, tương đương 72 triệu đồng/lượng.

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm