(CLO) Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Bộ Công Thương báo cáo tình hình xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc, trong đó đã đề cập những khó khăn do phía Trung Quốc đổi chính sách.
Theo VASEP, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam. Thời gian qua, nước này đã giảm khối lượng nhập khẩu, đặc biệt là với các mặt hàng như gạo, sắn và dăm gỗ... khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam.
[caption id="attachment_116343" align="aligncenter" width="660"]
Trung Quốc đã giảm khối lượng nhập khẩu và tăng rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam. (Ảnh:Internet)[/caption]
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, các doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn. Cụ thể, theo thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào thị trường này, nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà xuất khẩu phải nằm trong danh sách được Trung Quốc phê chuẩn.
Trong khi đó, theo quy định của cơ quan quản lý Việt Nam (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - NAFIQAD), chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - NAFIQAD đã có nhiều công văn sang Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa có trả lời chính thức.
Ngoài ra, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu Trung Quốc tăng mua (theo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch), cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp và thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế đi việc thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.
Với mục tiêu đẩy mạnh việc xuất khẩu ổn định thủy sản sang thị trường Trung Quốc và tránh những tác động tiêu cực, VASEP kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương tháo gỡ những rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính. Trước mắt hai bộ có liên quan cần làm việc với phía Trung Quốc để làm rõ về quy định liên quan đến mã code xuất khẩu, cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam.
Hai Bộ cần làm việc với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc làm rõ về quy định của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu (code xuất khẩu sang Trung Quốc), cũng như kiến nghị Trung Quốc mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu từ Việt Nam. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có cơ sở dữ liệu và thống kê chính xác về sản lượng cá tra thực tế để có cơ sở đánh giá cung-cầu.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khi thu gom các mặt hàng như tôm, cá tra, nhưng chỉ đẩy mạnh thu mua trong khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ đột ngột điều chỉnh lượng mua. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá bán. Có thể khi giá cao, người dân ồ ạt nuôi và khi lứa nuôi mới đến kỳ thu hoạch hàng lại ế, giá giảm, đẩy nhiều hộ nuôi vào cảnh bán dưới giá thành.
Một trong những vấn đề bất ổn khi XK hàng sang Trung Quốc còn là Trung Quốc chấp nhận mua hàng hóa mà không làm chặt vấn đề chất lượng. Nếu xảy ra vấn đề gì thì uy tín hàng thủy sản Việt Nam XK đi các quốc gia khác có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại các vùng chuyên chế biến hàng cao cấp sang thị trường Nhật, Mỹ, các nước EU….
[su_note note_color="#d1f6bb" text_color="#020202"]
Theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 384,3 triệu USD (tăng 42,8% so với cùng kỳ năm 2015); trong đó, xuất khẩu tôm các loại đạt 217,43 triệu USD, tăng 41,8%, cá tra đạt 117,03 triệu USD, tăng mạnh 66,7%.Việt Nam cũng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc đạt 32,14 triệu USD (tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2015). [/su_note]
Thanh Tân