Về "Đất võ" thăm nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới 

Thứ bảy, 25/04/2020 13:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày cuối tháng 4/2020, khi trên khắp cả nước chào đón ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp ghé về Phú Tài, TP. Quy Nhơn, Bình Định, thăm lại nhà tù độc nhất vô nhị trên thế giới, lòng không khỏi bồi hồi xúc động. 

Nơi giam giữ hàng ngàn nữ chiến sĩ cách mạng toàn miền Nam Việt Nam 

Thực hiện giai đoạn 3 chiến lược “chiến tranh cục bộ”, với chính sách “tìm diệt” và “Bình Định” do tướng Westmoreland trình lên Nhà Trắng vào năm 1965, Mỹ - Ngụy liên tục tổ chức những cuộc hành quân càn quét, bắt bớ, bắn giết, gây ra những cuộc tàn sát đẫm máu đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Đồng thời mở rộng hệ thống nhà tù để giam cầm, đày đoạ, giết hại những người yêu nước.

Cổng và đường vào khu Nhà tù Phú Tài, Bình Định năm 1967 đến năm 1972. Ảnh: TL

Cổng và đường vào khu Nhà tù Phú Tài, Bình Định năm 1967 đến năm 1972. Ảnh: TL

Trong giai đoạn "Tìm và diệt" này, tháng 6/1967, Mỹ - nguỵ đã cho xây dựng Trại giam nữ tù binh Phú Tài. Đây là một nhà tù “độc nhất vô nhị” trên thế giới được Mỹ - ngụy dựng lên tại thôn Phú Tài, xã Phước Long, huyện Tuy Phước (nay thuộc phường Bùi Thị Xuân, TP.Quy Nhơn, Bình Định) để dồn hàng ngàn nữ chiến sĩ cách mạng của toàn miền Nam Việt Nam về đây giam giữ, tra tấn.  

Toàn trại có tổng số 18 phòng, mỗi phòng có diện tích khoảng 120m2, chúng giam 70 - 80 người, có khi lên đến 100 - 150 người. Phòng giam như một hộp sắt, ban ngày nóng nực, ban đêm lạnh buốt. Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất thiếu thốn. 

Điểm đặc biệt của Trại giam tù binh Phú Tài chủ yếu là phụ nữ với tuổi đời còn rất trẻ từ 17 - 22, đa số các chị chưa lập gia đình. Địch bố trí thành 4 trại, gồm Trại 1 (gọi là trại chiêu hồi); Trại 2 và 3 giam giữ các nữ tù binh giữ vững khí tiết, không khai báo, không đầu hàng, giữ vững lập trường cách mạng; Trại 4 là khu biệt giam, địch dựng lên 6 chuồng cọp và 4 co-néc. Chuồng cọp làm bằng kẽm gai, ngồi và nằm đều không được, cựa quậy là kẽm gai móc rách thịt da. Số tù binh nữ bị nhốt ở đây, chúng cho là ngoan cố, cứng đầu, dám chống lại chúng.

Trại giam này tồn tại từ năm 1967 cho đến sau cuộc tiến công và nổi dậy xuân - hè 1972, Mỹ - nguỵ chuyển nhà tù này vào TP.Cần Thơ. 

Để ghi dấu công lao và sự đóng góp to lớn của các nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày trong sự nghiệp đấu trang giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Bình Định quyết định đầu tư xây dựng di tích trại giam nữ tù binh Phú Tài. Ảnh: Hoàng Tuấn

Để ghi dấu công lao và sự đóng góp to lớn của các nữ chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày trong sự nghiệp đấu trang giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân; đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau, Tỉnh uỷ- UBND tỉnh Bình Định quyết định đầu tư xây dựng di tích trại giam nữ tù binh Phú Tài. Ảnh: Hoàng Tuấn

Trong 5 năm bị giam cầm tại đây, dù bị bọn cai ngục và lũ tay sai liên tục tra khảo, đánh đập dã man, nhưng các nữ tù binh đã đấu tranh với địch bằng ý chí bất khuất để bảo toàn khí tiết cách mạng. 

Cũng chính tại trại giam này đã khắc ghi tinh thần bất khuất, sự hy sinh anh dũng của các nữ chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước trong cuộc đấu tranh trực diện và quyết liệt chống lại sự đàn áp huỷ diệt của kẻ thù.

Hiện nay, mỗi khi nhắc lại những trận đòn tra tấn của kẻ thù đối với mình và đồng đội, các nữ tù binh năm xưa không giấu được xúc động, bật khóc.

Được biết, trong số gần 900 nữ tù binh thì có 8 chị đã anh dũng hy sinh và 500 - 600 người bị thương tật suốt đời. Những người ngã xuống và tập thể nữ tù binh Trại giam Phú Tài đến nay chưa được Nhà nước vinh danh xứng đáng, cho nên điều mong mỏi nhất của các nữ tù binh năm xưa là được Nhà nước ghi công.

Hoàng  Tuấn

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa