Sau năm 2035, ô tô sẽ là phương tiện chính của người Việt
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
Chùa Hoa Dương, ở xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, là một trong những ngôi chùa có giá trị kiến trúc mĩ thuật dân gian tiêu biểu của chùa truyền thống Bắc Bộ ở Vĩnh PhúC. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo khiến nhiều du khách không thể không đến khi về Vĩnh phúc.
Chùa Hoa Dương là ngôi chùa của tổng Tuân Lộ xưa nên còn gọi là chùa Tuân Lộ, nay thuộc thôn Thượng, xã Tuân Chính, cách huyện lỵ huyện Vĩnh Tường khoảng 2km về phía Tây.
Chùa Hoa Dương được xây dựng thời Hậu Lê, năm 1680, còn lại cho đến ngày nay là một di tích có kiến trúc khá đồ sộ, nguy nga, mặt bằng hình chữ "công" gồm 3 toà chính: Tiền đường (7 gian), thượng điện (4 gian) và nhà tổ (5 gian), tổng diện tích 262m2 cùng 2 nhà hành lang gồm 20 gian với diện tích 196m2, phía trước sân còn cây Bồ Đề cổ thụ trăm năm tuổi và các loài cây Đại, Ngâu, Lan, Sấu, tạo nên không khí thâm nghiêm, u tịch nơi cửa thiền. Kết cấu bộ vì theo kiểu thức "chồng rường giá chiêng", hệ thống cột chịu lực đều bằng gỗ lim to, chu vi cột 1.5m và đều được kê trên chân đá tảng vuông, to mỗi chiều 75cm để chống mối và chống ẩm.
Giá trị nổi bật của chùa Hoa Dương là nghệ thuật điêu khắc, được biểu hiện ở hệ thống tượng tròn và các tác phẩm điêu khắc gỗ (y môn, tranh kệ, hoành phi, câu đối). Đó là các lớp tượng cơ bản, đại diện chung cho hệ thống tượng được bài trí trong một ngôi chùa thờ phật theo phái Đại thừa ở miền Bắc Việt Nam, gồm các lớp: Bộ tượng Tam thế phật, Di Đà tam tôn phật, Thích ca cửu long, tứ Bồ tát, tứ Thiên vương, tượng Đức ông, Thánh hiền, Hộ pháp phật và tượng phật Tổ.
Tất cả các pho tượng phật đều được tạo từ gỗ mít già, nguyên lõi, kỹ thuật công phu, tỉ mỉ, nghệ thuật sáng tạo, điêu luyện, thể hiện khả năng tư duy thẩm mỹ nghệ thuật cao và hoà nhuyễn trong nhận thức giá trị tuyệt đối "không" của phật pháp. Giá trị chân, thiện, mỹ của đạo phật bắt nguồn từ những chân lý giản đơn của cuộc sống thường nhật qua hàng nghìn năm tu luyện, bồi dưỡng, lưu truyền đã trở thành một bộ phận cơ bản của tâm hồn Việt Nam, tâm hồn nghệ sỹ khi thổi hồn cho các pho tượng hoặc từ gỗ, đá, hay đất mà trở nên lung linh, huyền ảo nhưng rất thực trước mỗi người khi bước chân vào chùa chiêm bái phật.
Các tác phẩm điêu khắc gỗ có: 8 bức y môn (biển hoành) đều chung kích thước (dài 3m rộng 0.6m) được chạm nổi, sơn son thếp vàng các đề tài thiên nhiên: Hoa lá, vân mây, cổ thụ, chim muông vô cùng gần gũi, tự nhiên và sống động, chính giữa đục các “đại tự” mang ý nghĩa tụng ca, răn dạy, đan xen giữa phật pháp và triết lý Nho học. 8 bức "tranh Kệ" khắc các bài kệ bằng chữ Hán với nội dung về phong cảnh thiên nhiên và những đề tài liên quan đến việc hoằng dương phật pháp, là những thi ca tuyệt hảo lồng trong tác phẩm điêu khắc tài ba, trên nền của kỹ thuật chạm khắc, trang trí phóng khoáng, bố cục hài hoà, sơn thếp đẹp, xứng đáng là di sản cho muôn đời hậu thế chiêm ngưỡng và ngẫm suy. 8 bộ hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, câu chữ chuẩn chỉnh, ngay ngắn, ý tứ sâu xa, ngữ nghĩa bao trùm, chân tâm, chân thiện.
Cùng với các di vật cổ như chuông đồng, cây hương, bia đá... những tư liệu văn tự cổ trên đá lưu truyền mãi để muôn đời hậu thế, thập phương du khách, tăng ni phật tử tìm cơ hội đến chiêm bái nơi cảnh thiền ẩn lặng dấu quê.
Năm 1994 chùa Hoa Dương đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Cho đến nay, ngôi chùa vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật, cho thấy ngôi chùa hình thành từ hàng trăm năm trước. Cùng với quả chuông ghi lại lịch sử của chùa, chùa Hoa Dương còn giữ nguyên vẹn bốn bức câu đối bằng chữ Phạn treo ở bốn cột chính của ngôi chùa cổ, ngày nay được đặt đối xứng trong ngôi Tam bảo. Đặc biệt là nhiều bức hoành phi cùng thời với những câu đối cổ vẫn được đặt trang trọng chính giữ ban Tam bảo.
Chùa Hoa Dương được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII là giai đoạn phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc kiến trúc chùa và đình làng Việt. Ghé thăm chùa Hoa Dương, ta thấy ít ngôi chùa nào hiện nay còn có những bức chạm khắc trên gỗ mô tả đồ lễ dâng cúng phật như ở đây, mỗi bức mô tả một thứ gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, các tác phẩm điêu khắc gỗ cổ đã tạo nên giá trị nổi bật của chùa ngôi chùa. Đặc biệt trong đó hệ thống tượng gỗ tròn cổ được tạo tác từ gỗ mít già nguyên lõi với kỹ thuật công phu, tỉ mỉ đã trở thành linh hồn của ngôi chùa. Những pho tượng cổ cho thấy điều kiện phát triển khinh tế, sự tiếp biến văn hoá tín ngưỡng của người dân địa phương qua hàng trăm năm.
Với những nét đặc trưng độc đáo, ngôi chùa đã thu hút không ít du khách khắp các địa phương trong cả nước đến tham quan, chiêm bái. Mỗi năm ước tính chùa Hoa Dương đón hàng ngàn lượt khách. Hiện nay ngôi chùa vẫn là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Những ngày mùng một, ngày rằm thường là cao điểm du khách đến chiêm bái.
Chị Ngô Thị Hoa đến từ thành phố Phúc Yên cho biết:" Vào những ngày rằm hay mùng một, tôi cùng gia đình đều về đây chiêm bái. Đầu tiên là vì sự linh thiêng của ngôi chùa, thứ hai là vì độc đáo của kiến trúc ngôi chùa đã cuốn hút gia đình tôi, nên hàng tháng tôi về đây thắp hương xong gia đình ngồi thư thái ngắm nhìn những kiến trúc độc đáo bắt mắt trong bầu không khí trong lành".
Bài và ảnh: Thanh Hoài
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Nhân Ngày di sản Văn hoá Việt Nam 23/11, hàng loạt di tích lịch sử thông báo mở cửa miễn phí đón tiếp tất cả du khách tới tham quan.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.